Thống kê cho thấy, chỉ từ ngày 21/9 đến 25/9, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục mở 3 phiên phát hành tín phiếu. Cụ thể, trong phiên 21/9, Ngân hàng Nhà nước đã chào thầu thành công gần 10.000 tỷ đồng tín phiếu cho 2 thành viên thị trường với kỳ hạn 28 ngày, lãi suất 0,69%. Đến phiên 22/9, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát hành thành công 10.000 tỷ đồng tín phiếu 28 ngày, song số lượng thành viên trúng thầu đã tăng lên 5 và lãi suất trúng thầu giảm xuống còn 0,5%. Tại phiên ngày 25/9, kết quả có 4/13 thành viên tham gia trúng thầu với tổng khối lượng là 10.000 tỷ đồng, lãi suất 0,49%. Các chuyên gia kinh tế nhận định, quy mô phát hành 3 đợt tín phiếu gần như không đổi nhưng số lượng thành viên trúng thầu tăng lên và lãi suất giảm xuống cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn rất dồi dào. Việc phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước không gây ra những cú sốc hay thay đổi quá nhanh đối với thanh khoản VND trong hệ thống ngân hàng, không ảnh hưởng đến mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất cho vay, cung cấp đầy đủ tín dụng cho nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng. Theo số liệu mới công bố của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng vẫn đang tăng trưởng rất chậm. Tính đến ngày 15/9 tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 5,56% (trong khi định hướng cả năm khoảng 14 - 15%) và chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức 5,33% đến cuối tháng 8. Như vậy, trong 4 tháng cuối năm toàn hệ thống ngân hàng còn khoảng 8 - 9% để tăng trưởng tín dụng, tương đương khoảng 1 triệu tỷ đồng. Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, mục tiêu phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu là hút tiền trên thị trường trong bối cảnh đang thừa tiền, không cho vay được. Các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) cũng cho rằng, động thái phát hành tín phiếu trở lại của Ngân hàng Nhà nước có thể được xem là một cách thức nhằm điều chỉnh trạng thái thanh khoản ngắn hạn trên hệ thống. Đây là hoạt động thường thấy từ các ngân hàng trung ương và không đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đảo chiều chính sách tiền tệ. Mặt khác, theo Công ty cổ phần Chứng khoán Maybank (MSVN), động thái hút tiền của Ngân hàng Nhà nước cho thấy Ngân hàng Nhà nước đang sẵn sàng can thiệp để ổn định tỷ giá. MSVN cho rằng, việc hút tiền qua kênh tín phiếu sẽ giảm bớt thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng, từ đó giúp lãi suất liên ngân hàng nhích tăng để giảm bớt chênh lệch lãi suất, qua đó giảm bớt áp lực lên tỷ giá. Trao đổi với báo chí, ông Trần Ngọc Báu - CEO Wi Group cho rằng, việc mở lại kênh phát hành tín phiếu là quyết định chính xác từ phía nhà điều hành để giảm đầu cơ tỷ giá trong hệ thống. Hiện nay, tỷ giá USD trong nước vẫn đang chịu nhiều áp lực trong bối cảnh chỉ số DXY, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh đã bước sang tuần tăng điểm thứ 10 liên tiếp – nhịp tăng dài nhất trong gần một thập kỷ. Giá USD tại hầu hết ngân hàng trong nước đã vượt qua mốc 24.500 đồng, thậm chí tiến sát 24.600 đồng. Tính từ đầu năm đến nay, giá USD tại các ngân hàng đã tăng khoảng 800 đồng, tương đương 3,3%. Phân tích sâu hơn, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc phát hành tín phiếu sẽ giúp cân bằng tỷ giá bởi đang hút bớt VND ra khỏi lưu thông, như vậy tiền trên thị trường giảm bớt đi, làm giảm áp lực tỷ giá, VND và USD cân bằng nhau. Tại Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, hiện Ngân hàng Nhà nước theo dõi rất sát tỷ giá, hàng ngày, hàng giờ để có thể điều hành phù hợp. Trong khi đó, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 hôm 19/9, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, lãi suất có quan hệ biện chứng với tỷ giá, nếu lãi suất giảm thấp thì khả năng tỷ giá sẽ lại bùng lên. Chính vì thế, phải tìm được điểm cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá.
Các loại tín phiếu để đầu tư hiện nay
Tín phiếu hiện đang có 2 loại chính để các nhà đầu tư tham khảo, mỗi loại có đặc điểm và yêu cầu khác nhau. Cụ thể gồm:
Tín phiếu kho bạc là loại tín phiếu Chính phủ được phát hành thông qua bên chủ thế là Kho bạc nhà nước, với mục đích chính đảm bảo cân bằng ngân sách, tạo điều kiện để duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của thị trường tài chính.
Nguồn vốn huy động được qua phát hành tín phiếu kho bạc sẽ được sử dụng vào những thiếu hụt ngân sách trong khoảng ngắn hạn. Chính phủ có nhiều cách thức để đảm bảo thanh toán khoản nợ, ví dụ như: in ấn thêm tiền, tăng mức thuế,… nên tín phiếu có tính thanh khoản cao và đúng hạn. Chính vì vậy, tín phiếu kho bạc được công nhận là hình thức đầu tư mang tính ổn định cao, khả năng thanh khoản tốt và cực ít rủi ro.
Một vài đặc trưng chính của loại tín phiếu này:
Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các chính sách tiền tệ của những tổ chức tài chính ngân hàng được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Đặc điểm nổi bật của loại tín phiếu ngân hàng này như sau:
Vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
(Điều 1 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010)
Những quy định pháp luật về tín phiếu
Tín phiếu là loại giấy tờ có giá được quy định rõ ràng trong Thông tư 92/2016/TTLT-BTC-NHNN và trong Thông tư 16/2019/TT-NHNN. Một vài nội dung chính cơ bản như sau:
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về các loại tín phiếu chính phủ, nêu rõ khái niệm tín phiếu là gì, những cách thức phát hành cũng như những quy định pháp luật về tín phiếu. Mong rằng thông tin này có thể giúp các nhà đầu tư hiểu rõ ràng, minh bạch hơn về loại giấy tờ có giá này.
Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng nhà nước? (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định tại Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, bao gồm:
- Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
- Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện.
- Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ.
- Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại.
- Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền.
- Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
- Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế.
- Tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.
- Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.
- Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước.
- Quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện và là đại diện chính thức của người vay quy định tại điều ước quốc tế theo phân công, uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ.
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về tiền tệ và ngân hàng.
- Đại diện cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế.
- Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng.
- Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.
- Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng.
- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Nhằm giảm giải tỏa các nút thắt về trái phiếu, cân bằng tình hình tài chính tiến tới phát triển ổn định, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đã mạnh tay tất toán các lô trái phiếu đang lưu hành.
Mới đây, ngày 23/5, CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (Mã: AGG) đã tất toán lô trái phiếu AGG12202 trị giá 300 tỷ đồng, qua đó đưa dư nợ trái phiếu về 0.
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, đại diện AGG đã thông tin đến cổ đông là sẽ thanh toán hết nghĩa vụ nợ trái phiếu trong nửa đầu năm nay và dùng nguồn thu từ dự án Westgate để thực hiện nghĩa vụ này.
Được biết, công ty An Gia bắt đầu huy động trái phiếu từ năm 2020, có tài sản bảo đảm và mục đích đầu tư dự án, mở rộng quỹ đất. Hiện tại, công ty chưa có kế hoạch phát hành trái phiếu mới trong các đợt huy động vốn tiếp theo, thay vào đó là phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chiến lược với mục đích sử dụng vốn duy nhất là M&A, phát triển dự án. Khi có quỹ đất phát triển dự án, An Gia mới khởi động quá trình huy động vốn.
Vào hồi cuối năm ngoái, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã: PDR) cũng đã chi gần 459 tỷ đồng mua lại phần giá trị còn lại của 2 lô trái phiếu có mệnh giá 800 tỷ đồng, chính thức đưa dư nợ trái phiếu về 0. Cả năm 2023, Phát Đạt đã chi hơn 2.200 tỷ đồng, trong đó gần 1.000 tỷ đồng mua lại trước hạn, thuộc 7 lô trái phiếu có tổng mệnh giá 2.225 tỷ đồng.
Theo ban lãnh đạo Phát Đạt, thách thức lớn nhất của các công ty bất động sản trong năm 2023 là vấn đề trái phiếu. Do đó, công ty xác định nhiệm vụ ưu tiên là giải tỏa nút thắt này để đảm bảo sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và từng bước tất toán toàn bộ nợ trái phiếu, bao gồm cả việc bán tài sản.
Cũng trong năm 2023, một “ông lớn” bất động sản khác là CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín -TTC Land (Mã: SCR) đã tất toán lô trái phiếu trị giá 80 tỷ đồng cuối cùng để đưa nợ trái phiếu về 0. Được biết, trong 2 năm trở lại đây, TTC Land không mở rộng dự án hay quỹ đất nào.
Ngoài ra, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (Mã: KBC) cũng xóa nợ trái phiếu thành công bằng việc chi hơn 4.000 tỷ đồng để mua lại 3.900 tỷ đồng dư nợ gốc trái phiếu và trả lãi trái phiếu gần 162 tỷ đồng.
Ngoài các doanh nghiệp trên, tính đến tháng 12/2023, các doanh nghiệp bất động sản như Điền Phát Land, Vinh An Điền, Hoa Kim Anh, Minh Khang Điền, City Garden, Hong Lim Land, Downtown, Năm Bảy Bảy, C.E.O, Hà Đô Group… đã chi từ 157 tỷ đồng đến 770 tỷ đồng để mua lại trái phiếu trước hạn, đồng thời xóa hết nợ trái phiếu.
Theo Báo cáo mới nhất của FiinRatings về thị trường trái phiếu, tính đến ngày 2/5/2024, ước lượng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn còn lại trong năm đạt 257,17 nghìn tỷ đồng. Trong đó, giá trị trái phiếu của nhóm ngành bất động sản đạt 100,26 nghìn tỷ, chiếm gần 39% tổng khối lượng đáo hạn và tương đương 2/3 số dư vào đầu tháng 12/2023.
Trong khi một số doanh nghiệp bất động sản mạnh tay chi tiền để tất toán trái phiếu, 2 "ông lớn" là Vingroup (Mã: VIC) và Vinhomes (Mã: VHM) lại lên kế hoạch phát hành hàng nghìn tỷ đồng từ kênh huy động vốn này.
Cụ thể, mới đây, Vingroup đã hoàn thành kế hoạch huy động vốn 8.000 tỷ đồng từ trái phiếu, thông qua 4 đợt phát hành (từ tháng 4/2024 đến 5/2024). Cả 4 lô trái phiếu (VICH2426001, VICH2426002, VICH2426003 và VICH2426004) đều có kỳ hạn 24 tháng, lãi suất 12,5%/năm. Số tiền thu về từ đợt phát hành sẽ dùng để cơ cấu các khoản nợ của Vingroup.
Còn tại Vinhomes, cũng chưa đầy 2 tháng, doanh nghiệp này đã hoàn thành kế hoạch huy động vốn 10.000 tỷ đồng từ trái phiếu, thông qua 5 đợt phát hành. Trong đó, mã VHMB2427001 và VHMB2427002 có kỳ hạn 36 tháng, lãi suất 12%/năm. 3 lô còn lại là VHMB2426003, VHMB2426004 và VHMB2426005 thì có kỳ hạn 24 tháng, lãi suất 12%/năm.