Miễn Thuế Sử Dụng Đất Phi Nông Nghiệp Được Áp Dụng Cho

Miễn Thuế Sử Dụng Đất Phi Nông Nghiệp Được Áp Dụng Cho

Để khuyến khích sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả; thực hiện công bằng, hợp lý sự đóng góp của tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vào ngân sách Nhà nước;

ĐỀ XUẤT 2 GIẢI PHÁP THỜI GIAN MIỄN THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Về thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, Bộ Tài chính đề xuất 2 giải pháp.

Giải pháp 1: Quy định thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp là 5 năm (tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp từ 01/01/2026 đến hết ngày 31/12/2030).

Lý giải cho đề xuất này, Bộ Tài chính cho rằng Việt Nam đang trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, có nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhau. Do tác động nặng nề của dịch bệnh và biến động địa chính trị toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong nửa đầu của kế hoạch 5 năm 2021-2025 đã chậm lại đáng kể.

Theo báo cáo kinh tế giữa kỳ 2021-2025 của Quốc hội, việc đảm bảo phấn đấu đạt chỉ tiêu GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7% là rất khó khăn.

Trước những diễn biến đa chiều của kinh tế thế giới, với tốc độ tăng trưởng như thời gian qua, hướng tới triển vọng tăng trưởng bền vững trong dài hạn, việc tiếp tục thực hiện chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 2026-2030 là cần thiết nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế hậu khủng hoảng, góp phần động viên người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, tạo điều kiện tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống.

Giải pháp 2: Quy định thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp là 10 năm (tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp từ 01/01/2026 đến hết ngày 31/12/2035).

Phân tích về đề xuất miễn thuế trong vòng 10 năm, Bộ Tài chính cho rằng theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội nhiều khó khăn, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo. Phần lớn hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu sinh kế, việc làm, thu nhập thấp, không ổn định, bất bình đẳng trong xã hội vẫn tồn tại giữa các khu vực thành thị, nông thôn, các vùng và giữa các nhóm người thu nhập thấp và nhóm người thu nhập cao.

Trước những diễn biến đa chiều của kinh tế thế giới, mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp trong những năm qua bình quân khoảng 3%/năm nhưng thu nhập bình quân của người nông dân nông thôn vẫn chưa có nhiều cải thiện so với mặt bằng chung của xã hội.

Do đó, thời hạn miễn thuế 10 năm có ý nghĩa về mặt chính trị, góp phần động viên người nông dân yên tâm sản xuất, hỗ trợ người nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, tăng cường năng lực ứng phó với những cú sốc thị trường và quản trị rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, thể hiện chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng như chu kỳ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt với cây lâu năm.

Ngoài ra, miễn thuế trong giai đoạn 10 năm cũng tương ứng và phù hợp với các điều kiện cam kết về hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần hỗ trợ cho người nông dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Tuy nhiên, thời hạn miễn thuế 10 năm là khoảng thời gian tương đối dài trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới biến động khó lường và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn sau năm 2030 chưa được định hướng cụ thể.

Để đảm bảo mục tiêu phù hợp với quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và tình hình kinh tế xã hội thực tiễn, trong dự thảo, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện theo Giải pháp 1 (thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp là 5 năm).

ĐÃ MIỄN KHOẢNG 7.500 TỶ ĐỒNG/NĂM TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2023

Theo Bộ Tài chính, việc đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14 nhằm mục tiêu thể chế hoá chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm nông nghiệp. Từ đó, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Tiếp tục phát huy kết quả đạt được của chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Trong dự thảo tờ trình về đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, Bộ Tài chính cho biết tổng kết đánh giá 20 năm thực hiện chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho thấy, tổng số thuế sử dụng đất nông nghiệp miễn, giảm trong giai đoạn 2003-2010 trung bình khoảng hơn 3.268 tỷ đồng/năm;

Trong giai đoạn từ 2011-2016, trung bình khoảng hơn 6.308 tỷ đồng/năm; giai đoạn 2017-2018 và đến hết năm 2020 khoảng hơn 7.438 tỷ đồng/năm và giai đoạn 2021-2023 trung bình khoảng 7.500 tỷ đồng/năm.

Chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp là giải pháp có tác động lớn, quan trọng góp phần thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong từng thời kỳ; góp phần hỗ trợ trực tiếp người nông dân; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn; khuyến khích tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn.

"Điều này cũng góp phần khuyến khích tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, góp phần chuyển dịch cơ cầu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa; góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nông dân, tạo việc làm cho khu vực nông thôn, khuyến khích người nông dân gắn bó hơn với đất, yên tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp", Bộ Tài chính nhận định.

Đặc biệt, chủ trương chính sách này cũng góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, trong thời gian tới, việc tiếp tục thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp như quy định hiện hành là cần thiết.

Dự thảo nêu rõ: kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2020 của Quốc hội về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội và Nghị quyết số 107/2020/QH14 ngày 10/6/2020 của Quốc hội đến hết ngày 31/12/2030.

Xác định giá tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp từ 01/8/2024

Theo Điều 6 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Điều 249 Luật Đất đai 2024) thì từ ngày 01/08/2024, giá tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được xác định như sau:

Giá tính thuế đất = Diện tích đất tính thuế x Giá của 1m2 đất

- Giá của 01 m2 đất là giá đất theo bảng giá đất tương ứng với mục đích sử dụng và được ổn định theo chu kỳ 05 năm.

- Diện tích đất tính thuế được quy định như sau:

+ Diện tích đất tính thuế là diện tích đất thực tế sử dụng.

Trường hợp có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tích các thửa đất tính thuế.

Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để xây dựng khu công nghiệp thì diện tích đất tính thuế không bao gồm diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung;

+ Đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Hệ số phân bổ được xác định bằng diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư chia cho tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Trường hợp nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư có tầng hầm thì 50% diện tích tầng hầm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong tầng hầm được cộng vào diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng để tính hệ số phân bổ;

+ Đối với công trình xây dựng dưới mặt đất thì áp dụng hệ số phân bổ bằng 0,5 diện tích đất xây dựng chia cho tổng diện tích công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.