(vasep.com.vn) Trong tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã quyết định áp dụng chế độ thuế quan bằng 0 đối với toàn bộ hàng xuất khẩu của Bangladesh sang thị trường Trung Quốc, trong đó có mặt hàng tôm sú. Người nuôi tôm Bangladesh hy vọng mức thuế suất bằng 0 sẽ giúp quốc gia này thâm nhập được một trong những thị trường tiêu thụ hải sản và tôm hàng đầu thế giới. Chế độ thuế quan mới được Chính phủ Trung Quốc áp dụng cho Bangladesh sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2024.
Khơi thông dòng chảy thương mại Việt-Trung
Tại Hội nghị Thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc diễn ra cuối tuần trước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong thương mại biên giới Việt Nam- Trung Quốc.
Đó là, trao đổi thương mại chưa tương xứng với tiềm năng, chưa khai thác hết năng lực hạ tầng cửa khẩu; xuất khẩu nông thủy sản chủ yếu vẫn là tiểu ngạch, số lượng, chất lượng, giá cả đều thiếu ổn định; hạ tầng biên giới còn hạn chế; việc nâng cấp, mở mới các cặp cửa khẩu chưa theo kịp nhu cầu thương mại; việc ứng dụng công nghệ mới trong quản lý hoạt động của các cửa khẩu cũng mới chỉ mang tính thí điểm, chưa phải phổ biến các cửa khẩu…
Để khơi thông dòng chảy thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2023, Bộ Công Thương - với vai trò là đầu mối thúc đẩy thương mại của cả nước đã trực tiếp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới.
Cụ thể, cuối tháng 5 đầu tháng 6/2023, hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu trện địa bàn tỉnh Lạng Sơn có dấu hiệu ùn ứ. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có công thư gửi Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc Dư Kiến Hoa để chủ động thúc đẩy phía Trung Quốc phối hợp tạo thuận lợi thông quan, tránh ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu.
Đồng thời, Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Tham tán thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, đề nghị phía Trung Quốc phối hợp nâng cao hiệu suất thông quan tại cửa khẩu, thiết lập luồng xanh ưu tiên thông quan cho trái cây, định hướng doanh nghiệp hai nước đa dạng hóa cửa khẩu biên giới giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Bộ tiếp tục duy trì trao đổi thường xuyên với phía Trung Quốc (Đại sứ quán, hải quan), chỉ đạo Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh, Quảng Tây thúc đẩy cơ quan chức năng cửa khẩu phía Trung Quốc.
Vào tháng 8/2023, tham gia đoàn công tác của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu làm việc tại Lạng Sơn, thăm và làm việc tại cửa khẩu Hữu Nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc trao đổi ngắn với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba, một trong những nội dung được Bộ trưởng đề cập là tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác thương mại biên giới giữa hai nước.
Cùng với những giải pháp gỡ khó trực tiếp cho xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan điều kiện thuận lợi cấp giấy chứng nhận C/O cho các doanh nghiệp đổi cửa khẩu xuất khẩu.
Đồng thời, Bộ đã có công văn số 409/XNK-TMQT gửi Sở Công Thương các tỉnh thành phố và các Hiệp hội doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc đề nghị chủ động nắm bắt thông tin về tình hình thông quan để hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao nhất.
Trong 10 tháng năm 2023, sản lượng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt hơn 451.600 tấn, tăng hơn 30 lần; trị giá xuất khẩu gần 1,9 tỉ USD. Ảnh minh họa
Không dừng lại ở những giải pháp tháo gỡ mang tính thời điểm, Bộ trưởng Bộ Công Thương liên tục yêu cầu các đơn vị liên quan đưa ra lưu ý và cũng như phương hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cho các doanh nghiệp, ngành hàng.
Ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á – châu Phi bày tỏ: Quan điểm khai thác thị trường Trung Quốc phải thay đổi, đây là một thị trường có tiêu chuẩn cao, khắt khe, nên doanh nghiệp phải giảm mức độ phụ thuộc, tiến tới dừng hình thức xuất khẩu “tiểu ngạch". Cần chuyển nhanh, chuyển mạnh sang thương mại chính quy, cập nhật những xu hướng thị hiếu mới của thị trường, hướng tới sản xuất các mặt hàng chất lượng cao.
Để xuất khẩu bền vững sang thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương đã xây dựng và đang xin ý kiến của các cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.
Từ ngày 1/1/2025, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu kể cả đối với hàng hóa trao đổi cư dân biên giới.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương trong tổ chức sản xuất cần xây dựng chiến lược phát triển ngành, xây dựng thương hiệu; xây dựng vùng sản xuất, nuôi trồng chuyên canh tập trung, quy mô lớn; định hướng sản xuất/nuôi trồng theo tín hiệu thị trường.
Về quản lý chất lượng, cần tăng cường quản lý giám sát chất lượng hàng xuất khẩu từ nuôi trồng, đến gia công; tăng cường tập huấn và nhân rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBAL GAP, VIETGAP, HACCP.
Liên quan tới vấn đề tháo gỡ rào cản kỹ thuật, cần tận dụng hiệu quả cơ chế hợp tác giữa hai nước để tháo gỡ khó khăn hàng rào kỹ thuật; xây dựng lộ trình, kế hoạch mở cửa thị trường cho mặt hàng xuất khẩu, đánh giá kỹ năng lực sản xuất trong nước và nhu cầu của thị trường.
Đối với các doanh nghiệp, phải nghiên cứu và tuân thủ quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của thị trường Trung Quốc; chú trọng xây dựng và bảo vệ thương hiệu; tận dụng tuyến đường sắt liên vận Việt Nam- Trung Quốc.
Một trong những nội dung được Bộ Công Thương đề cập là việc tăng cường tiếp cận vùng. Bên cạnh thị trường truyền thống như Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây thì doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý tới thị trường tiềm năng miền Tây, miền Đông và Tây Nam Trung Quốc.
Phiên tư vấn xuất khẩu xoài sang thị trường Trung Quốc nằm trong chuỗi “Chương trình hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, áp dụng các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa với các thị trường nước ngoài và các cam kết quốc tế về sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu” năm 2022. Phiên tư vấn được tổ chức trực tiếp tại tỉnh Tiền Giang và phát trực tuyến trên nền tảng Zoom để các doanh nghiệp quan tâm cùng tham gia.
Chia sẻ tại Phiên tư vấn, Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết năm 2016 đến năm 2020 Trung Quốc là nước nhập khẩu một lượng lớn xoài tươi và xoài sấy, Trung Quốc nhập khẩu xoài từ Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan, Peru, Australia và các nơi khác, nhập khẩu từ 5 thị tường chính chiếm hơn 90% tổng lượng nhập khẩu, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam, Đài Loan và Thái Lan đều có xu hướng tăng, nhập khẩu từ Việt Nam tăng đáng kể, trong khi nhập khẩu từ Peru và Australia giảm nhẹ. Theo thống kê của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu 84.000 tấn xoài, 80% con số này đến từ Việt Nam.
Hiện 2/3 sản phẩm xoài tươi trên thị trường Trung Quốc là nhập khẩu từ Việt Nam. Sản lượng xoài Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã đặt mục tiêu đến năm 2030, diện tích trồng xoài Việt Nam đạt 140.000ha, sản lượng đạt 1,5 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt 650 triệu USD với thị trường xuất khẩu chính vẫn là Trung Quốc, bên cạnh Mỹ, EU, Nhật, Hàn, Úc,…
Ngoài ra, các Thương vụ Việt Nam, doanh nghiệp, nhà nhập khẩu tại Trung Quốc cũng chia sẻ tổng quan thị trường sản phẩm xoài tại Trung Quốc; vấn đề tiếp cận, áp dụng quy định, tiêu chuẩn, điều kiện và những lưu ý khi xuất khẩu sản phẩm xoài vào Trung Quốc.
Thông qua Phiên tư vấn các đại biểu đã được nghe báo cáo và hỏi đáp vấn đề xoay quanh các quy định xuất khẩu xoài Việt Nam vào thị trường Trung Quốc và biện pháp quản lý an toàn thực phẩm trong nhập khẩu; hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp sản xuất; vùng trồng, cơ sở đóng gói và kiểm dịch khi xuất khẩu xoài vào Trung Quốc để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và quy định nghiêm ngặt về phòng, chống dịch COVID-19.
Công ty TNHH Hoàng Anh Maca, doanh nghiệp chuyên trồng và chế biến hạt mắc ca đóng chân trên địa bàn huyện Đơn Dương cho biết, đơn vị vừa báo cáo với Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng việc xuất lô hàng mắc ca đầu tiên sang thị trường Trung Quốc...
Công ty TNHH Hoàng Anh Maca, doanh nghiệp chuyên trồng và chế biến hạt mắc ca đóng chân trên địa bàn huyện Đơn Dương cho biết, đơn vị vừa báo cáo với Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng việc xuất lô hàng mắc ca đầu tiên sang thị trường Trung Quốc. Theo đó, công ty đã xuất 1 container hạt mắc ca sấy nhân mềm, tổng trọng lượng 21 tấn sang bạn hàng Trung Quốc dưới thương hiệu Hoàng Anh Maca Lâm Đồng. Theo phản hồi từ bạn hàng, mắc ca Việt Nam được đánh giá cao ở độ tươi, béo, ngọt. Công ty đang tiếp tục thu hoạch trái từ vườn và thu mua của nông dân để sản xuất phục vụ bạn hàng. Được biết, nhu cầu sử dụng hạt mắc ca của thị trường Trung Quốc rất lớn và trước nay chủ yếu nhập hàng từ Australia, Kenya. Việc đứt gãy nguồn hàng do dịch COVID-19 khiến thương nhân Trung Quốc chuyển hướng nhập thử mắc ca Việt Nam và đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp chế biến mắc ca Việt mở rộng thị trường ra nước ngoài.