Khách hàng chờ đến lượt giao dịch tại ngân hàng trên đường Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận trong sáng 2-7 - Ảnh: ĐỨC THIỆN
Nhiều người đến ngân hàng nhờ hỗ trợ
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, ngày 2-7 app của một số ngân hàng đã chạy mượt hơn sau khi bị lỗi liên tục vào ngày 1-7, nhưng có ngân hàng vẫn bị lỗi.
Chị Mỹ Khánh (quận Gò Vấp, TP.HCM) cho biết đã đăng ký sinh trắc học một lần và thành công ngay vào chiều 2-7 dù trước đó chị rất trầy trật do app của ngân hàng quá tải.
"Tôi có chia sẻ với bạn bè và được biết nhiều người đã thực hiện thành công vào ngày 2-7 giống như tôi. Tuy nhiên, đến app của ngân hàng thứ hai lại bị trục trặc.
Ở bước đọc NFC, app báo lỗi "Thông tin giấy tờ không hợp lệ. Yêu cầu quý khách thực hiện lại hoặc đến điểm giao dịch gần nhất để được hỗ trợ"", chị Mỹ Khánh nói.
Ngày 2-7, một số người dân sau khi thực hiện không thành công trước đó đã đến ngân hàng để nhờ hỗ trợ. Trong đó, đông nhất là các điểm giao dịch của Ngân hàng Vietcombank.
Tại điểm giao dịch của Vietcombank trên đường Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận, TP.HCM), có đông khách đến cung cấp thông tin sinh trắc học ngay từ sáng 2-7.
Chờ đợi hơn 4 giờ đồng hồ nhưng vẫn chưa đến lượt, ông B. cho biết: "Lúc đầu tôi đến điểm giao dịch ở Nơ Trang Long vì gần nhà, nhưng họ chỉ lên đây vì chỉ ở đây mới có máy đọc NFC. Tôi đã phải chờ đến 4 tiếng rồi mà vẫn chưa đến lượt".
Cũng phải ngồi chờ từ sáng đến trưa, bà Như (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cũng cho rằng lẽ ra ngân hàng phải trang bị thiết bị đọc NFC ở mọi điểm giao dịch để phân tán người dùng chứ chỉ tập trung vài chỗ nên người dùng tụ lại rất đông, chờ đợi mất hết thời gian. Cả buổi sáng không làm được gì.
Tương tự, chị Thúy (quận Bình Thạnh) cũng cho biết từ sáng sớm đã tới lấy số thứ tự và về nhà làm việc rồi đến gần trưa quay lại mà vẫn chưa tới lượt mình. Theo quan sát của Tuổi Trẻ, nhiều người dùng đến điểm giao dịch để cung cấp thông tin sinh trắc học chủ yếu vì điện thoại không có tính năng NFC hoặc ứng dụng không xác thực được khuôn mặt chính chủ.
Nhân viên bảo vệ ở đây cho biết đã phải nói "hết nước bọt" để hướng dẫn cũng như chia sẻ mong khách hàng thông cảm vì không thể giải quyết các yêu cầu ngay tức thời. Các nhân viên giao dịch của Vietcombank luôn tay luôn chân không ngơi để hỗ trợ các khách hàng xác thực thông tin sinh trắc học.
Một nhân viên ở đây cho biết làm xuyên trưa để đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng. Ngoài địa điểm này, tình trạng đông khách hàng Vietcombank đến làm xác thực sinh trắc học cũng diễn ra tại điểm giao dịch trên đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TP.HCM.
Trong khi đó, tại các điểm giao dịch của nhiều ngân hàng khác, dù vẫn có khách đến làm sinh trắc học nhưng không có tình trạng tập trung đông như của Vietcombank.
Ngân hàng, công ty thanh toán đang ráo riết chuẩn bị cho việc áp dụng xác thực sinh trắc học với các giao dịch trên 10 triệu đồng - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Xác thực xong, app vẫn không nhận ra khuôn mặt
Sau khi nhận được thông báo của ngân hàng về cập nhật sinh trắc học, anh Nguyễn Lộc (quận 8, TP.HCM) đã chủ động thực hiện ngay. Thế nhưng khi chuyển khoản trên 10 triệu đồng trong ngày 1-7, anh Lộc cho biết bị ứng dụng Ngân hàng TPBank liên tục từ chối thực hiện giao dịch với lý do không nhận diện được khuôn mặt chính chủ.
"Tôi đã thử cũng phải trên 3 lần nhưng đều chỉ nhận được thông báo "Không nhận ra khuôn mặt. Bạn hãy xác thực lại nhé. Vui lòng đảm bảo tư thế phù hợp, điều kiện ánh sáng đầy đủ, camera rõ ràng khi xác thực"", anh Lộc bức xúc. Do phải thanh toán gấp nên anh Lộc đã chia nhỏ số tiền ra để chuyển khoản mà không phải xác thực.
"Hơi tốn thời gian nhưng ít ra thì vẫn hoàn thành được giao dịch", anh Lộc nói. Điều đáng chú ý, anh Lộc đã sử dụng điện thoại iPhone 15 Pro cho cả lúc cung cấp thông tin sinh trắc học cho ứng dụng ngân hàng và lúc xác thực khuôn mặt để chuyển khoản trong ngày 1-7.
Chiếc điện thoại của anh vẫn hoạt động tốt và chụp hình vẫn rất nét. Anh Lộc cũng không có thay đổi nào trên khuôn mặt của mình giữa hai thời điểm trên.
Nhưng cùng một khuôn mặt, anh vẫn bị app TPBank từ chối không cho thực hiện giao dịch chuyển khoản.
"Hôm 1-7 chỉ là một giao dịch nhỏ, tôi chỉ phải chia ra 2 - 3 lần để chuyển. Sau này còn nhiều giao dịch khác lớn hơn, nếu vấn đề quét khuôn mặt không được giải quyết, chắc chắn sẽ rất phiền phức.
Hy vọng phía ngân hàng có phương án xử lý hoặc cập nhật lại hệ thống để việc nhận diện khuôn mặt diễn ra tốt hơn", anh Lộc nói.
Còn chị Đoan Trang (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết đã chuyển khoản hơn 10 triệu đồng để đặt vé máy bay, có thực hiện xác thực bằng sinh trắc học... nhưng liên tục bị lỗi.
"Khi thao tác đến bước chụp ảnh chân dung, màn hình ứng dụng hiển thị trạng thái hoàn thành, nhưng tiếp tục loading (tải trang) trong khoảng gần 2 phút rồi hiện thông báo "Hệ thống tạm thời gián đoạn. Quý khách vui lòng thử lại sau"", chị Trang phản ảnh.
Chị Trang cũng cho biết đã nhiều lần thử thực hiện giao dịch từ khoảng 12h30 tới 16h chiều 1-7 nhưng không thành công. Một điểm bất tiện nữa là sau mỗi lần thao tác thất bại, chị Trang phải làm lại từ bước đầu tiên trong chu trình xác thực.
"Tôi thấy thực sự phiền và bất tiện vì cứ phải giữ căn cước công dân kè kè bên cạnh, làm đi làm lại hàng chục lần vẫn không thành công. Một số bạn bè của tôi cần xử lý các giao dịch gấp cũng gặp vấn đề tương tự nên đã chủ động ra phòng giao dịch của ngân hàng để tìm phương án hỗ trợ, nhưng cũng phải đợi khá lâu", chị Trang cho biết.
Người dân xác thực khuôn mặt để sử dụng tủ cất giữ đồ cá nhân tại một siêu thị ở TP.HCM - Ảnh: ĐỨC THIỆN
Người nước ngoài phải trực tiếp đến ngân hàng để cung cấp thông tin
Các ngân hàng cho biết, theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, trường hợp khách hàng là người nước ngoài, ngân hàng sẽ thu thập sinh trắc học bằng hình thức gặp mặt trực tiếp.
Cụ thể, khách hàng cần mang theo hộ chiếu còn hiệu lực tới chi nhánh ngân hàng để được hỗ trợ cập nhật thông tin sinh trắc học tại quầy. Sau đó, khách hàng có thể thực hiện giao dịch thông qua ứng dụng Mobile Banking/Internet Banking.
Các khách hàng dưới 14 tuổi chưa có căn cước (nhưng có thể mở tài khoản Techcombank theo chương trình Techcombank Family) nếu có nhu cầu thực hiện giao dịch trực tuyến trên 10 triệu đồng hoặc tổng giao dịch trong ngày trên 20 triệu đồng thì cần đi cùng cha mẹ đến đăng ký thông tin sinh trắc học trực tiếp tại quầy giao dịch.
Ngân hàng sẽ hỗ trợ tiến hành làm thủ tục xác thực tại ngân hàng, sau này khi các em hoàn thiện căn cước công dân sẽ bổ sung sau.
VinUni, được thành lập vào năm 2020, là trường đại học tư thục hàng đầu tại Việt Nam, trực thuộc Tập đoàn Vingroup. Trường hướng tới việc cung cấp nền giáo dục chất lượng cao, hiện đại và hội nhập quốc tế. Việc tìm hiểu về học phí và các chi phí liên quan là rất quan trọng cho thí sinh và phụ huynh khi quyết định chọn trường đại học.
Lợi ích của việc đầu tư học phí tại VinUni
Việc đầu tư vào học phí tại VinUni mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sinh viên:
Tóm lại, đầu tư vào học phí tại VinUni không chỉ là một khoản chi phí mà còn là một khoản đầu tư dài hạn cho tương lai nghề nghiệp của sinh viên. Với những lợi ích nổi bật và cơ hội học tập tuyệt vời, VinUni xứng đáng là một trong những lựa chọn hàng đầu cho những ai mong muốn theo đuổi giáo dục chất lượng cao.
Học phí VinUni 2024 thể hiện sự cam kết của trường đối với chất lượng giáo dục và sự phát triển toàn diện của sinh viên. Dù có mức học phí cao, nhưng với những lợi ích và cơ hội mà VinUni mang lại, đây vẫn là một sự lựa chọn hấp dẫn cho các thí sinh. Việc tìm hiểu chi tiết về học phí và các chính sách hỗ trợ tài chính sẽ giúp thí sinh và phụ huynh có quyết định đúng đắn cho tương lai học tập.