Thuế giá trị gia tăng (VAT — Value-Added Tax), trước đây còn gọi là Thuế trị giá gia tăng là một dạng của thuế thương vụ và là một loại thuế gián thu được đánh vào người tiêu dùng cuối cùng, mặc dù chủ thể đem nộp nó cho cơ quan thu là các doanh nghiệp. Do VAT có mục đích là một khoản thuế đối với việc tiêu thụ, cho nên hàng xuất khẩu (theo định nghĩa này thì người tiêu dùng ở nước ngoài) thường không phải chịu thuế VAT hoặc cách khác, VAT đối với người xuất khẩu được hoàn lại.
Các hạng mục trong dịch vụ website
Các hạng mục trong dịch vụ website cụ thể bao gồm những phần chi tiết như sau:
Phần thiết kế website hay còn gọi là dịch vụ thiết kế website là việc xây dựng lên trang web bao gồm phần thiết kế giao diện, lập trình code web theo từng module khách hàng yêu cầu.
Tên miền (Domain) là tên của một Website hoạt động trên Internet hay còn gọi là "địa chỉ Web" nhằm thay thế cho các địa chỉ IP của máy chủ giúp người dùng ghi nhớ dễ dàng hơn. Nói một cách đơn giản, nếu website là một ngôi nhà thì tên miền là địa chỉ của nó.
Web hosting là dịch vụ lưu trữ website trực tuyến, trên đó bạn có thể chứa hình ảnh webiste, Mã nguồn (Sourcode) website, truyền file (FTP), Mail… đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động.
Dung lượng của web hosting là khoảng không gian bạn được phép lưu trữ dữ liệu của mình trên ổ cứng của máy chủ. Băng thông của web hosting là lượng dữ liệu (tính bằng MBytes) trao đổi giữa website của bạn với người sử dụng trong một tháng.
Quản trị website hay còn gọi là chăm sóc website là thực hiện các công việc như kiểm tra hoạt động của hosting/sever, sửa lỗi code website, cập nhật hình ảnh, sản phẩm, nội dung lên website, tối ưu cấu trúc, nội dung website, theo dõi các chỉ số trên website… Nhằm hướng tới mục đích là để đảm bảo cho trang web hoạt động ổn định, đầy đủ nội dung, và tăng trưởng thứ hạng website, từ đó giúp website phát huy được hiệu quả.
Quảng cáo website là các phương pháp marketing cho website để giúp nhiều người hơn biết tới trang website của bạn, có hình thức quảng cáo website phổ biến hiện nay như quảng cáo Google ADS, SEO từ khoá tự nhiên cho website, quảng cáo website kết hợp các kênh mạng xã hội…
Thuế giá trị gia tăng hay thường gọi là VAT là một trong những loại thuế quan trọng giúp cân bằng ngân sách nhà nước và đóng vai trò lớn trong xây dựng và phát triển đất nước.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) có tên viết tắt là VAT - Value Added Tax. Thuế GTGT là thuế gián thu tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông và buôn bán hàng hóa đến tiêu dùng.
Các doanh nghiệp đóng thuế gtgt vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Có 3 mức thuế gtgt phổ biến hiện nay là: miễn phí thuế suất (0%), 5% và 10% tùy vào từng mặt hàng, ngành nghề kinh doanh cụ thể theo quy định của tổng cục thuế.
Quy định về thuế VAT chi tiết đối với từng hạng mục trong dịch vụ website
Theo nội dung 2 văn bản trên thì mức thuế VAT đối với dịch vụ website được quy định chi tiết như sau:
Quy định về thuế VAT đối với quản trị website
Theo quy định đối với dịch vụ quản trị website chịu mức thuế GTGT (VAT) là 10%
Quy định về thuế VAT đối với hosting
Theo quy định đối với dịch vụ cho thuê máy chủ, hosting sẽ chịu mức thuế GTGT (VAT) là 10%
Ai là người phải đóng thuế giá trị gia tăng?
Người chịu thuế được quy định tại Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 cụ thể như sau:
Văn bản hướng dẫn cụ thể người nộp thuế quy định tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
- Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Ví dụ 1: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.
Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Như vậy, trong trường hợp này, anh/chị sẽ phải đóng thuế giá trị gia tăng gián tiếp.
Ví dụ cụ thể như: anh/chị ghé cửa một cửa hàng tiện lợi mua một lon bia, thì người trực tiếp đóng thuế giá trị giá tăng đó là chủ cửa hàng và anh/chị là người gián tiếp đóng thuế này.
Quy định về thuế VAT đối với phần thiết kế website
Theo quy định hoạt động thiết kế Website là dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng KHÔNG chịu thuế giá trị gia tăng.
Website là gì ? Lợi ích của website
Website hay còn gọi là trang web hoặc trang mạng, và nội dung liên quan được xác định bằng một tên miền chung và được xuất bản trên ít nhất một máy chủ web.
Hay đơn giản hơn bạn có thể hiệu website là một trang mạng trên internet, mà tại đó chủ trang web có thể đăng tải những nội dung như hình ảnh, bài viết, video để mọi người có thể truy cập và xem thông tin ngay tại đó.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, website mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi người, đặc biệt là đối với các cửa hàng, các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân như:
Và rất nhiều những lợi ích khác, tuỳ thuộc vào từng mục đích thiết kế website của mỗi cá nhân, cửa hàng, doanh nghiệp.
Bạn có thể tham khảo qua bài viết: lợi ích thiết kế website
Dịch vụ website là những dịch vụ liên quan đến việc xây dựng lên trang web để website có thể đi vào hoạt động và các dịch vụ phục vụ cho quá trình vận hành website, marketing cho website nhằm mục đích giúp website được nhiều người biết đến và mang lại hiệu quả.