Khi thị trường chứng khoán Nhật Bản bùng nổ, một vấn đề khác cũng đang gia tăng ở quốc gia này: Lừa đảo đầu tư.
II. Phân loại các quỹ đầu tư hiện nay
Thực trạng hiện nay, quỹ đầu tư ở Việt Nam gia tăng theo cả số lượng và loại hình. Dựa theo tiêu chí phân loại khác nhau mà sẽ có các loại quỹ khác nhau:
Quỹ đóng: Quỹ cho phát hành chứng chỉ quỹ 1 lần duy nhất khi thực hiện huy động vốn và sẽ không mua lại trái phiếu hoặc cổ phiếu, chứng chỉ quỹ nếu bạn muốn bán lại. Sau khi kết thúc quá trình huy động vốn (đóng quỹ) thì các chứng chỉ quỹ đã mua sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Quỹ mở: Quỹ được thành lập với thời gian vô hạn. Sau đợt phát hành đầu tiên, các giao dịch mua bán được thực hiện định kỳ căn cứ vào giá trị tài sản ròng. Giao dịch được thực hiện bởi các công ty quản lý quỹ. Nhà đầu tư có thể bán lại chứng chỉ quỹ cho quỹ theo giá trị ròng tại thời điểm giao dịch.
Quỹ công chúng: Quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra ngoài, thu hút vốn từ cá nhân hoặc tổ chức. Quỹ này cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ đảm bảo đa dạng hóa và giảm thiểu rủi ro, đem lại nguồn thu nhập thụ động dài hạn.
Quỹ thành viên: Quỹ này huy động vốn bằng cách phát hành riêng lẻ cho một nhóm các cá nhân hoặc tập đoàn kinh tế lớn, các định chế tài chính. Nhà đầu tư thường tham gia với lượng vốn thường lớn để có thể được tham gia kiểm soát đầu tư quỹ.
Tại Việt Nam có nhiều loại quỹ đầu tư khác nhau
Dựa vào cấu trúc và hoạt động của quỹ
Quỹ dạng công ty: Đây thực chất là quỹ của một công ty uy tín. Họ sẽ lựa chọn một công ty quản lý và giám sát quỹ này và sẽ thay đổi nếu thấy hiệu quả không đạt như mong muốn.
Quỹ dạng hợp đồng: Ở dạng quỹ này, một công ty sẽ đứng ra mở quỹ và kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư khác để đầu tư theo mục tiêu và điều lệ mà công ty này đề ra.
VI. Cách lựa chọn quỹ đầu tư tốt nhất
Các tiêu chí lựa chọn ra quỹ đầu tư tốt nhất
Một vài tiêu chí tham khảo để có thể lựa chọn được quỹ đầu tư tốt nhất:
Quỹ đầu tư có lịch sử hình thành và hoạt động lâu năm trên thị trường tài chính, nhận được đánh giá tốt từ nhiều nhà đầu tư, các cơ quan truyền thông;
Quỹ đầu tư đang thu về lợi nhuận tốt so với mặt bằng chung các quỹ tương tự được quản lý bởi các công ty cùng ngành;
Danh mục đầu tư của quỹ đa dạng, trang web chuyên nghiệp, đầy đủ tài liệu và thường xuyên công bố thông tin, tạo sự tin tưởng với nhà đầu tư;
Đội ngũ tư vấn viên và các chuyên gia chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp cho nhà đầu tư bất cứ khi nào cần;
Thường xuyên công bố các thông tin về quỹ đầu tư như tăng trưởng ra sao, lợi nhuận như thế nào, đảm bảo luôn công khai và minh bạch;
Nhiều hình thức tiếp cận, tương tác với khách hàng như điện thoại tổng đài, email chăm sóc khách hàng, mạng xã hội, các ứng dụng tiện ích, chatbot…
Quỹ iFund của TCB (Ngân hàng Kỹ thương)
Nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán có thể tham gia quỹ iFund, chọn một trong 3 sản phẩm đầu tư sau:
- Quỹ đầu tư trái phiếu Techcom: Lãi suất kỳ vọng trên 8%/năm
- Quỹ đầu tư cổ phiếu Techcom: Lãi suất kỳ vọng trên 12%/năm
- Quỹ đầu tư trái phiếu linh hoạt Techcom: Lãi suất kỳ vọng trên 6%/năm
Thay vì phải nghiên cứu thị trường, bạn chỉ cần tìm hiểu quỹ đầu tư uy tín
Quỹ đầu tư sáng tạo khởi nghiệp BestB
Mục đích của quỹ là đồng hành và giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp sáng tạo tại Việt Nam có thể tiếp cận nguồn vốn đầu tư và tháo gỡ khó khăn trong khâu vận hành và quản trị. Đối tượng hướng đến của quỹ là các doanh nghiệp startup ở các giai đoạn hạt giống (Seeding) và tăng tốc (Acceleration) và sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong tối thiểu 3 năm.
Quỹ đầu tư của VCB (Ngân hàng Ngoại thương)
Hiện nay Vietcombank đang có 2 loại quỹ: Quỹ chứng khoán và quỹ mở, nhà đầu tư có thể lựa chọn theo nhu cầu của mình.
Quỹ được thành lập từ năm 2005, trải qua gần 2 thập kỷ, quỹ đã thực hiện nhiều dự án lớn, được các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá cao.
IX. Hướng dẫn tham gia các quỹ đầu tư hàng đầu thông qua ứng dụng TOPI
Giao diện ứng dụng của TOPI giúp bạn đầu tư vào các quỹ nhanh chóng, an toàn
Bước 1: Tại ứng dụng cửa hàng CH Play hoặc Appstore tìm và tải về app TOPI. TOPI là một app đầu tư, giao dịch mua/bán các sản phẩm từ vàng, tích lũy tiết kiệm, chứng chỉ quỹ và theo dõi chứng khoán.
Bước 2: Đăng ký tài khoản và liên kết với một tài khoản ngân hàng để tiện cho việc nạp tiền, rút tiền, chuyển khoản.
Bước 3: Sau khi có tiền trong tài khoản, bạn truy cập vào mục chứng chỉ quỹ bấm mua sản phẩm quỹ đã lựa chọn. Với 28 sản phẩm đến từ các công ty quản lý quỹ uy tín như Mirae Asset, Bảo Việt, Vinacapital, Dragon Capital, VNDirect, SSI, VCB, Bản Việt… Một số sản phẩm quỹ nổi bật như: VCBF-FIF, MAGEF, DCAF, BVPF, VESAF, VFF, VNDAF, SSISCA…
Lưu ý, với mỗi quỹ sẽ có hồ sơ rủi ro và mức lợi nhuận hàng năm riêng, nhà đầu tư có thể lựa chọn theo khẩu vị đầu tư của mình, từ mạo hiểm đến an toàn. Mục giới thiệu quỹ sẽ bao gồm các thông tin về sự tăng trưởng, đơn vị phân phối quỹ, loại quỹ, ngày khớp lệnh và phiên khớp lệnh tiếp theo, chiến lược đầu tư của quỹ kèm theo các loại phí giao dịch.
Bước 4: Theo dõi khoản đầu tư quỹ của mình cập nhật từng ngày trong mục “Của tôi” để cập nhật biến động của quỹ. Mặc dù các quyết định đầu tư nhà đầu tư không được trực tiếp tham gia, nhưng vẫn cần cập nhật biến động thường xuyên để có thể kịp thời cắt lỗ, bán CCQ khi cần thiết.
Từ các thông tin trên, bạn đã chọn được quy đầu tư phù hợp để tham gia chưa? Hãy đến với TOPI để tìm hiểu thêm nhiều hình thức đầu tư tài chính hiệu quả nhất nhé!
Mới đây, Công an TP Hà Nội vừa thông tin về kết quả triệt phá, đấu tranh chuyên án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với bình phong là các công ty tài chính, chứng khoán.
Theo công an, năm 2020, Hồ Bích Ngọc (28 tuổi, ngụ quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) liên hệ với một người Đài Loan để được cung cấp thông tin về 3 sàn giao dịch ngoại hối.
Ba sàn này được kết nối với ứng dụng MetaTrader 4, MetaTrader 5, là nền tảng giao dịch ngoại hối phổ biến trên thế giới.
Sau đó, Ngọc đăng ký thành lập Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn đầu tư Master Group (trụ sở tại số 24 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) và mở 3 văn phòng trên địa bàn Hà Nội.
Công an xác định công ty này chỉ là bình phong, không đăng ký hoạt động trên lĩnh vực tài chính - chứng khoán nhưng vẫn tuyển dụng nhân viên để hoạt động trong lĩnh vực này.
Các đối tượng tuyển dụng và phân công, phân cấp quản lý nhân viên theo các bộ phận: quản lý, kế toán - hỗ trợ, trưởng nhóm và các nhân viên sale. Trong đó, nhân viên sale chủ động tìm các khách hàng có tiềm năng về tài chính ở trong các nhóm đầu tư bất động sản, chứng khoán, ngoại hối lớn trên Facebook, Zalo…
Sau đó, họ tiếp cận, lồng ghép các thông tin sai sự thật để giới thiệu về thị trường tài chính vĩ mô, giao dịch ngoại hối, chứng khoán phái sinh; giới thiệu các "chuyên gia" về giao dịch (thực tế đều không có kiến thức về tài chính) để hướng dẫn, tư vấn; thôi thúc ham muốn đầu tư, kiếm lợi nhuận của khách hàng.
Từ đó, các đối tượng lôi kéo, dụ dỗ khách hàng đăng ký tài khoản tại các sàn giao dịch nêu trên, chuyển tiền vào các sàn để giao dịch ngoại hối.
Các đối tượng đưa các nhận định về thị trường ngoại hối không có kiểm chứng, tư vấn khách hàng đặt nhiều lệnh với mức độ rủi ro cao. Khi khách hàng thua lỗ, nhóm đối tượng sẽ củng cố tinh thần, niềm tin cho khách hàng về việc tiếp tục nạp thêm tiền để gỡ vốn và kiếm lợi nhuận.
Đến khi khách hàng không còn khả năng nạp tiền, họ chặn liên lạc và chiếm đoạt toàn bộ số tiền mà khách hàng đã chuyển.
Bước đầu, Công an TP Hà Nội xác định được 22 bị hại tại Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước; với tổng số tiền bị chiếm đoạt hơn 16 tỉ đồng.
Quá trình điều tra vụ án, công an đã tạm giữ 4 ô tô, 85 điện thoại di động, 30 máy tính và gần 3,4 tỉ đồng.
Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can đối với 33 người về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đang mở rộng vụ án để xử lý những người liên quan theo quy định.