Nước Tiểu Màu Vàng Khè Là Bệnh Gì

Nước Tiểu Màu Vàng Khè Là Bệnh Gì

Ở người khỏe mạnh, nước tiểu thường có màu trong suốt hoặc hơi ngả sang màu vàng nhạt. Tuy nhiên không phải lúc nào nước tiểu cũng giữ nguyên màu sắc không thay đổi, đặc biệt khi nước tiểu bị đục là biểu hiện của một số bệnh lý. Vậy nước tiểu đục là dấu hiệu của bệnh gì?

Nhiều người trong chúng ta khi đi vệ sinh không mấy chú ý tới màu của nước tiểu. Tuy nhiên, theo một vị bác sĩ uy tín của Anh, nước tiểu có thể tiết lộ nhiều điều về tình trạng sức khỏe của chủ nhân, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó.

Nước tiểu có khoảng 95 phần trăm nước, còn lại là urê, clorua, natri, kali, creatinin và các ion hòa tan khác, cộng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.

Màu sắc bình thường là màu vàng, do sự hiện diện của urobilin, là sản phẩm tạo ra từ sự phân hủy của các tế bào hồng cầu đã tạo màu cho nước tiểu.

Nếu màu sắc nước tiểu bất thường, bạn hay chú ý đến những vấn đề cơ thể gặp phải:

1. Nước tiểu màu trong suốt: Chủ yếu do uống nước quá nhiều. Cũng có thể là tình trạng hydrat hóa quá mức, nó không nguy hiểm như mất nước, nhưng có thể pha loãng muối, tạo ra một sự mất cân bằng hóa học trong máu.

2. Màu vàng đậm, màu hổ phách hay mật ong: Bình thường, nhưng có thể có tình trạng mất nước nhẹ.

3. Màu cam nhẹ: Có thể do mất nước, nhưng cũng có thể do vấn đề gan hoặc ống mật, ăn các chất màu thực phẩm hoặc sự bài tiết vitamin B dư thừa từ máu.

Nước tiểu không màu, trong suốt báo hiệu ban đang uống quá nhiều nước và cần cắt giảm; màu vàng nhạt hoặc vàng trong là bình thường; vàng đậm là bình thường nhưng bạn vẫn cần sớm uống thêm chút nước; màu vàng hổ phách hoặc vàng mật ong chứng tỏ cơ thề đang không nhận đủ nước và bạn cần uống thêm ngay lập tức.

4. Cam: Một số loại thuốc, chẳng hạn như rifampin hoặc phenazopyridine, có thể gây ra màu sắc này. Hãy hỏi bác sĩ của bạn.

5. Cam đậm hoặc nâu: Có thể là triệu chứng của bệnh vàng da, tiêu cơ vân hoặc hội chứng Gilbert, hoặc do mất nước nghiêm trọng.

6. Hồng: Ăn củ cải, quả việt quất hoặc đại hoàng sẽ khiến nước tiểu có màu hồng. Đôi khi có máu trong nước tiểu thì cũng thấy màu hồng, nước tiểu có máu là biểu hiện của tình trạng đáng nghiêm trọng.

7. Đỏ: Màu này có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại của nhiều vấn đề. Tiểu máu, có thể là lành tính, không rõ nguyên nhân hoặc một dấu hiệu của sỏi thận, nhiễm trùng hoặc khối u ở đường tiết niệu. Nó có thể báo hiệu một vấn đề của tuyến tiền liệt. Hoặc có thể ngộ độc chì hay thủy ngân. Hoặc một nhóm các rối loạn di truyền hiếm gặp được gọi là porphyrias. Nếu nước tiểu màu đỏ, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Nếu nước tiểu có màu nâu, đây có thể là dấu hiệu bệnh gan. Nếu nước tiểu màu hồng tới đỏ, nó có bắt nguồn từ phẩm màu trong thức ăn hoặc chứa máu do nhiều chứng bệnh nghiêm trọng như bệnh thận, khối u, nhiễm trùng đường tiết niệu, trục trặc tuyến tiền liệt hay nhiễm độc chì.

8. Xanh lá cây: Một số người ăn măng tây có thể bị nước tiểu xanh. Một số loại thuốc và màu thực phẩm cũng sinh ra nước tiểu màu xanh thì không đáng lo, nhưng nó cũng có thể báo hiệu bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở đường tiết niệu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

9. Xanh da trời: Thường không phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng. Chủ yếu do một số loại thuốc và màu thực phẩm bị bài tiết ra nước tiểu. Một bệnh hiếm gặp: chứng tăng calci huyết gia đình hay “hội chứng tã xanh” cũng khiến nước tiểu có màu xanh da trời.

10. Màu nâu đậm hoặc đen: Nguyên nhân lành tính do ăn phải một lượng lớn đại hoàng, đậu dâu tằm hoặc lô hội. Đáng lo ngại hơn, có thể do ngộ độc đồng hoặc phenol hoặc khối u ác tính. Cần đi khám bác sĩ nếu có nước tiểu đen.

11. Trắng hoặc trắng đục: Điều này có thể được gây ra bởi sự thừa khoáng nhất định, chẳng hạn như canxi và phosphate, một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc protein quá mức. Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.

Màu nước tiểu phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố sau: Lượng nước uống vào mỗi ngày, loại thức ăn, thuốc uống… Vì vậy đôi khi chúng ta thấy nước tiểu có những màu sắc lạ. Nếu hiện tượng này kéo dài kèm theo một số biểu hiện khác thì mọi người nên đi khám. Sau khi phân tích mẫu nước tiểu bác sỹ sẽ giúp các bạn tìm ra nguyên nhân, từ đó có hướng xử lý tốt nhất.

Bạn có thể đi thực hiện dịch vụ lấy xét nghiệm mẫu nước tiểu và trả kết quả tại nhà hay tích cực đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ để có thể sớm phát hiện ra bệnh khi nhận biết có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Biển số xe màu vàng xuất hiện từ khi thông tư số 58 ra đời. Tuy nhiên, trước đó đã có quy định một loại biển số xe nền vàng, chữ đỏ, dành cho xe của khu kinh tế - thương mại đặc biệt hay khu kinh tế cửa khẩu quốc tế dựa theo quy định của Chính phủ đưa ra.

Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về việc các loại ô tô kinh doanh vận tải (taxi, xe khách, xe tải, xe công nghệ…) bắt buộc phải sử dụng biển số xe có nền màu vàng.

Biển màu vàng là biển xe kinh doanh dịch vụ vận tải. (Ảnh minh họa).

Thông tư 58/2020/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Đối với những xe đã và đang hoạt động kinh doanh vận tải trước khi thông tư có hiệu lực sẽ phải đổi biển số theo quy định mới trước ngày 31/12/2021.

Theo quy định của Thông tư 58/2020/TT-BCA, biển số xe sử dụng sẽ có nền màu vàng, chữ và số màu đen. Số seri sẽ sử dụng lần lượt là một trong những chữ cái A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, Y, Z. Tuy nhiên, loại biển mới này sẽ khác với biển số xe màu vàng chữ đỏ được cấp cho xe của khu kinh tế cửa khẩu quốc tế hoặc các khu kinh tế, thương mại đặc biệt.

Đối với những xe đã đăng ký hoạt động kinh doanh trước khi thông tư 58 chính thức có hiệu lực tức là ngày 1/8/2020, chủ xe chỉ cần mang một số loại giấy tờ để đăng ký đổi biển số xe thành màu vàng như quy định.

Mức phí phải bỏ ra để đổi từ biển số trắng chữ đen thông thường sang biển số vàng chữ đen không có quá nhiều sự chênh lệch, chỉ khoảng 100.000 đồng chi trả cho biển số đã đổi. Ngoài ra, thủ tục đổi biển số xe ô tô thành màu vàng cũng diễn ra đơn giản và nhanh chóng.

Nhiễm khuẩn đường tiểu dưới

Nước tiểu đục là bệnh gì? Đây có thể là dấu hiệu cho thấy đường tiểu dưới đã bị vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và gây nhiễm trùng. Ngoài ra, những trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu ngoài hiện tượng nước tiểu bị đục còn kèm theo cảm giác đau, nóng rát mỗi lần đi tiểu, sốt, mệt mỏi...

Uống không đủ lượng nước hàng ngày có thể là nguyên nhân gây nước tiểu đục

Đái tháo đường hoặc bệnh thận do đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường hoặc bệnh thận do đái tháo đường là nguyên nhân cơ bản có thể gây ra nước tiểu đục. Cơ thể sẽ cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa bằng cách đào thải chúng qua nước tiểu và hoàn toàn có thể dẫn đến hiện tượng đục nước tiểu.

Một số triệu chứng khác gợi ý đái tháo đường, bao gồm:

Nước tiểu đục là dấu hiệu của nhiều bệnh lý hoặc do các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Do đó, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân thì khi xuất hiện tình trạng nước tiểu đục kéo dài không cải thiện thì bạn nên sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị để, tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nước tiểu là chất thải của hệ tiết niệu, thận là nơi sản xuất trực tiếp dựa trên chất lỏng cơ thể cùng với các chất thừa do bạn uống và tiêu thụ thức ăn. Nước tiểu sau đó sẽ chuyển xuống lưu trữ tại bàng quang trong một khoảng thời gian trước khi thải ra ngoài khi đi tiểu.

Màu sắc nước tiểu chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chủ yếu là thành phần trong đó bắt nguồn từ các loại thực phẩm, nước uống mà cơ thể tiêu thụ. Nếu nước tiểu thay đổi trong thời gian ngắn rồi trở lại bình thường, đây không phải là vấn đề nghiêm trọng cần lo lắng.

Tuy nhiên, khi nước tiểu sậm màu kéo dài thì có thể do các nguyên nhân sau:

Màu sắc nước tiểu được quyết định chủ yếu bởi thành phần chất và nồng độ trong đó, đây là sản phẩm thải lọc từ thực phẩm và nước uống mà cơ thể nạp vào. Một số chất trong thực phẩm nhất định khiến nước tiểu có màu nâu sậm hoặc như màu trà như củ dền, quả mâm xôi, cây đại hoàng…

Thuốc điều trị chứa các nhóm chất nhất định cũng sẽ gây biến đổi màu sắc nước tiểu. Một số hóa chất trong các loại thuốc có thể góp phần làm cho nước tiểu sẫm màu bao gồm iốt, thuốc chống sốt rét, phenol, methocarbamol, một số vitamin bổ sung…

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khiến nước tiểu sậm màu, lượng nước ít hòa tan với nồng độ các chất thải như cũ hoặc nhiều hơn khiến màu sắc đậm hơn.

Có thể bạn đang không uống đủ lượng nước hàng ngày từ 1,5 - 2l hoặc các vấn đề sức khỏe gây thiếu nước, mất nước, nhất là khi sốt, khi làm việc ở trời nắng không cung cấp đủ nước… Khi đó cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng khác như khát nước, táo bón, khó nuốt thức ăn khô, yếu, chóng mặt, khô miệng và môi, cơ thể mệt mỏi…

Cần lưu ý tình trạng mất nước này không chỉ gây nước tiểu sậm màu mà còn nguy hiểm cho sức khỏe khi xuất hiện dấu hiệu huyết áp hạ thấp, da giảm tính đàn hồi, mất hoặc giảm nhận thức, cảm giác rất khát, mạch yếu, mắt trũng sâu.

Cơ thể thiếu nước là nguyên nhân thường gặp nhất khiến nước tiểu sậm màu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo hoặc cơ quan tiết niệu khác gây bệnh. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới do cấu tạo hệ tiết niệu ngắn, nhất là nhiễm trùng bàng quang và viêm bàng quang niệu đạo… khiến nước tiểu của người bệnh có màu sậm hơn.

Bên cạnh đó là những dấu hiệu nhận biết như: Đau thắt lưng, đau bụng, cảm giác căng tức bụng. Thường xuyên đi tiểu, tiểu rắt, són tiểu, tiểu rỉ ít. Cảm giác đau, buốt khi đi tiểu. Sốt nhẹ, nếu viêm thận hoặc viêm bể thận có thể sốt cao.

Thiếu máu tán huyết do sự phân hủy của các tế bào hồng cầu có thể khiến nước tiểu đổi thành màu đỏ hoặc màu tối với các dấu vết của máu trong các mẫu nước tiểu.

Nếu nước tiểu sẫm màu và da hoặc mắt có màu vàng là dấu hiệu của các bệnh gan như viêm gan virus, viêm gan do rượu, xơ gan…

Thường hình thành từ cholesterol trong túi mật, khiến nước tiểu sậm màu, kèm theo triệu chứng đau bụng, sốt, ngứa da và vàng da. Bên cạnh làm nước tiểu tối màu, tắc ống mật còn gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Sỏi bàng quang cũng có thể gây tổn thương bàng quang hoặc thậm chí dẫn đến tắc nghẽn đường tiết niệu.

Khi bị viêm tụy cấp cũng có thể gây đau và sưng ở phía trên bên trái của bụng, buồn nôn, ợ hơi và nước tiểu sẫm màu.

Bệnh di truyền hiếm gặp do sự tích tụ acid homogentisic khiến cơ thể không thể chuyển đổi tyrosine (là một amino acid) thành dẫn chất, gây ra chứng alcapton niệu làm nước tiểu sẫm màu.

Là một rối loạn liên quan đến bệnh máu di truyền hiếm gặp, dẫn đến khiếm khuyết trong tổng hợp hemoglobin gây tình trạng nước tiểu sẫm màu.

Tuy vậy, việc xác định rõ nguyên nhân do đâu khiến nước tiểu sẫm màu thì cần làm các xét nghiệm. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra khi nước tiểu có những dấu hiệu bất thường, từ đó các bác sẽ sẽ có hướng điều trị phù hợp.