Nước Mỹ những năm qua liên tục chịu nhiều mất mát về nhân mạng sau hàng loạt vụ
Nhiều năm sau khi những vụ thảm sát xảy ra, công chúng vẫn không khỏi đau lòng khi các nhà làm phim tái hiện lại sự kiện trên màn ảnh.
Những thảm họa có thật luôn là nguồn đề tài bất tận với các nhà làm phim Hollywood, đặc biệt là những vụ xả súng đẫm máu. Mới đây, vụ xả súng kinh hoàng tại Las Vegas, Mỹ đã khiến không ít người phải rùng mình nhớ lại những bộ phim từng tái hiện các sự kiện đẫm máu kiểu này.
Elephant - Tái hiện vụ xả súng tại trường học gây ám ảnh nước Mỹ
Năm 1999, nước Mỹ bàng hoàng với vụ xả súng ở trường trung học Columbine, bang Colorado, Mỹ. 34 người đã bị bắn, trong đó hầu hết đều thiệt mạng, chỉ có 2 người sống sót. 2 kẻ xả súng - cũng chính là học sinh của trường - Eric Harris (18 tuổi) và Dylan Klebold (17 tuổi) - đã nổ súng tự vẫn ngay sau đó khiến công chúng không khỏi bàng hoàng. Sau vụ thảm sát, nguyên nhân chính dẫn đến hành động của hai nam sinh này được đưa ra là do những trầm uất của họ sau thời gian dài bị cô lập và bắt nạt ở trường học.
Những hình ảnh ám ảnh từ vụ thảm sát có thật tại trường trung học Columbine năm 1999
Cùng trong năm đó, đạo diễn người Mỹ Gus Van Sant đã thực hiện bộ phim Elephant, tái hiện lại câu chuyện đau lòng này. Sở dĩ bộ phim được đặt tên là "Con voi" bởi lý do liên quan đến câu chuyện ngụ ngôn tương tự với câu chuyện "Thầy bói xem voi" ở Việt Nam. Hình tượng con voi được ví như vấn đề bạo lực học đường, vốn luôn là đề tài nhức nhối nhưng lại thường bị các nhà cầm quyền hay chính những giáo viên làm ngơ đi. Chính vì thế, bộ phim Elephant chính là một lời tố cáo sâu cay đến từ Gus Van Sant.
Hình ảnh trong bộ phim Elephant: Chính học sinh của trường cũng không biết hai cậu bạn của mình xách đồ đi đâu và có mục đích gì
Tuy rằng quê hương của phim là nước Mỹ, Gus lại chọn một cách kể chuyện khá khó xem đến từ Châu Âu. Phim được kể bằng những góc nhìn khác nhau của những nhân vật học sinh của ngôi trường trung học, cũng chính là những nạn nhân sau đó của vụ xả súng. Không ít khán giả sẽ phải ngỡ ngàng hoặc thậm chí phát bực khi xem một nửa thời lượng của phim bởi cùng một bối cảnh và cùng một sự việc, mọi thứ cứ lặp đi lặp lại theo góc nhìn của những người khác nhau. Phải tới cuối phim khi thảm họa xảy ra, mọi chi tiết mới được sáng tỏ, và phần đông khán giả cũng như giới chuyên môn đã phải ngưỡng mộ trước tài năng kể chuyện của Gus Van Sant.
Dark Night - Vụ thảm sát kinh hoàng trong rạp chiếu phim
Đến tận giờ phút này, đã 5 năm trôi qua từ buổi tối kinh hoàng tại Colorado, hẳn những người tạo ra bộ phim Kỵ sỹ bóng đêm và những người sống sót vẫn chưa quên được cơn ác mộng. Vụ "thảm sát Aurora" là được coi là cuộc thảm sát đẫm máu nhất kể từ sau vụ "trường trung học Columbine", cũng chính tại bang Colorado. Hơn 80 người bị bắn và trong số đó, 12 người đã thiệt mạng. Danh tính kẻ thủ ác bị bắt ngay sau đó là James Holmes. Hắn đã lên kế hoạch, chế tạo nhiều thứ vũ khí cho riêng mình và nổ súng vào đêm ra mắt bộ phim Kỵ sỹ bóng đêm tại Colorado.
James Holmes trước đó từng là sinh viên y khoa chuyên ngành Tâm lý học và là một fan của dòng phim siêu anh hùng, đặc biệt là Batman. Chính vì thế, tay này đã lựa chọn buổi ra mắt phần phim Kỵ sỹ bóng đêm của loạt phim này để thực hiện việc giết người man rợ.
James Holmes - thủ phạm xả súng đã bị kết án hơn 3000 năm tù và không bị tử hình bởi tình trạng sức khỏe tâm thần bất ổn
Sau khi bị bắt, James được giám định và kết luận là có biểu hiện rối loạn tâm thần, chính vì thế hắn thoát được án tử, nhưng bị kết án chung thân không được ân xá. James Holmes từng bị giam tại nhà tù bang Colorado, sau đó đã bị chuyển tới một địa điểm khác được giấu kín, tuy nhiên gần đây nhiều nguồn tin đã cho rằng tay này đã được chuyển tới một nhà tù ở bang Pensylvania.
Hình tượng James Holmes trong bộ phim Dark night
Năm 2016, đạo diễn Tim Sulton đến từ Anh Quốc đã thực hiện bộ phim mang tên Dark Night (lấy cảm hứng từ tên phim Dark Knight - Kỵ sỹ bóng đêm) để tái hiện lại câu chuyện này. Bộ phim từng được công chiếu tại Liên hoan phim Venice lần thứ 73, tuy nhiên không tranh giải. Phim quy tụ dàn diễn viên trẻ và không quen mặt với khán giả, nên sau khi ra mắt đã không tạo được nhiều tiếng vang. Tuy vậy, đây vẫn là một trong những phim làm dựa trên sự kiện có thật gây ám ảnh nước Mỹ.
American Assassin - Cảnh nổ súng đẫm máu bên bờ biển khiến khán giả bị sốc
Dù không phải là một sự kiện có thật, nhưng cảnh mở đầu cho bộ phim American Assassin mới ra rạp gần đây đã khiến không ít khán giả bị ấn tượng, thậm chí bị sốc bởi độ chân thực và tàn bạo của các tay súng.
Nhân vật chính của phim - Mitch Rapp cùng bạn gái của mình đang đi du lịch ở bờ biển Tây Ban Nha xinh đẹp và dường như không điều gì xấu có thể xảy ra được. Sau khi cầu hôn bạn gái và được chấp nhận, anh chàng không ngờ rằng mình sẽ sớm mất đi người mình yêu thương, bởi vụ thảm sát của những tay súng Trung Đông theo đạo Hồi sau đó ít phút.
Nhân vật Mitch Rapp hoảng loạn khi cuộc xả súng xảy ra bên bãi biển
Phân đoạn thảm sát này đến bất ngờ không chỉ với các nhân vật trong phim mà với chính khán giả đang theo dõi, nên đã tạo ra những cảm xúc rất thật với người xem. Cuối cùng, khi nhân vật Katrina bị bắn ngay trước mặt Mitch mà anh không thể làm gì được, nhiều người đã không cầm được nước mắt. Có thể nói, đây là một trong những phân đoạn ấn tượng nhất của bộ phim mang nặng hơi hướm chính trị này.
Sau 6 tiếng trú ẩn trong khách sạn ngay gần nơi xảy ra vụ xả súng kinh hoàng tại Las Vegas, Cổ Cự Cơ - ngôi sao phim “Tân dòng...
Ngay lập tức, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã yêu cầu người dân nước này đấu tranh và gây áp lực đối với các thành viên của Quốc hội, nhằm thông qua các dự luật kiểm soát súng đạn - một trong những vấn đề được xem là nhạy cảm tại nước Mỹ.
Lời kêu gọi của Tổng thống Biden được đưa ra chỉ vài giờ sau khi xảy ra vụ xả súng tại trường tiểu học Robb ở thị trấn Uvalde, bang Texas. Cơ quan chức năng xác định thủ phạm là Salvador Ramos, 18 tuổi, học sinh hoặc cựu học sinh của trường phổ thông trung học Uvalde.
Lực lượng an ninh đã tiêu diệt đối tượng tại chỗ. Đây là vụ xả súng tại một trường tiểu học gây nhiều thương vong nhất tại Mỹ kể từ vụ tấn công tại trưởng tiểu học Sandy Hook ở bang Connecticut năm 2012, cướp đi sinh mạng của 26 người, trong đó có 20 trẻ em.
Dưới đây là những vụ thảm sát tại trường học thương tâm nhất trong lịch sử 20 năm qua ở Mỹ:
Trường trung học Columbine (1999)
Ngày 20/4/1999, hai thiếu niên ở Columbine, Colorado, mang theo nhiều loại vũ khí và bom tự chế đến gây rối trường trung học của họ. Kết quả, 12 học sinh và 1 giáo viên đã thiệt mạng, còn 24 người khác bị thương trong vụ thảm sát ngày hôm đó.
Columbine là một trong những vụ xả súng ở trường học đầu tiên và chết chóc nhất ở Mỹ.
Một sinh viên người Hàn Quốc tại Viện Bách khoa Virginia đã nổ súng vào ký túc xá của trường làm 32 học sinh và giảng viên thiệt mạng. Sau đó, thanh niên này đã tự sát.
Trong một đoạn video mà hắn tự gửi cho cảnh sát lúc đang tấn công mọi người, tay súng này thừa nhận đã thần tượng hóa bộ đôi hung thủ trong vụ xả súng ở Columbine và tôn sùng họ như những “cảm tử quân”.
Trường tiểu học Sandy Hook (2012)
Ngày 14/12 năm đó, một nam thanh niên 20 tuổi có hồ sợ bệnh án tâm thần đã sát hại mẹ ruột ở thị trấn Newtown, Connecticut, rồi chạy thẳng đến trường tiểu học Sandy Hook. 20 học trò nhỏ ở độ tuổi 6 – 7 đã bị bắn chết cùng với 6 người lớn khác. Hung thủ sau đó đã tự sát.
Phụ huynh của các nạn nhân vụ Sandy Hook đã cùng nhau thực hiện vô số chiến dịch kêu gọi chính phủ siết chặt các điều luật về kiểm soát súng, đạn. Tuy nhiên, phần lớn nỗ lực của họ đều thất bại.
Trường trung học Marjory Stoneman Douglas (2018)
Ngày 14/2, một cựu học sinh 19 tuổi ở trường trung học Marjory Stoneman Douglas – người từng bị buộc thôi học vì vi phạm kỷ luật – đã quay trở lại trường và xả đạn vào đám đông vô tội. Hắn đã giết chết 14 học sinh và 3 nhân viên nhà trường.
Học sinh trường Stoneman Douglas đã trở thành những chiến binh chống lại bạo lực súng đạn với những cuộc biểu tình "March for Our Lives”, đồng thời vận động hành lang về một đạo luật kiểm soát súng chặt chẽ hơn.
Chiến dịch của họ đã đạt thành công trên mạng xã hội và huy động hàng trăm nghìn thanh niên Mỹ tham gia.
Trường trung học Santa Fe (2018)
10 người trong đó có 8 học sinh đã thiệt mạng khi một học sinh 17 tuổi đem theo súng lục để tấn công các bạn học tại vùng ngoại ô Santa Fe, Texas. Buổi học vừa mới chỉ bắt đầu vào buổi sáng 18/5 năm đó, khi vụ thảm sát xảy ra.
Sau vụ việc, Thống đốc Texas Greg Abbott đã đưa ra 40 khuyến nghị, chủ yếu tập trung vào việc tăng cường an ninh trong phạm vi trường học và đẩy mạnh kiểm tra sức khỏe tâm thần để phát hiện kịp thời các thanh, thiếu niên gặp vấn đề tâm lý.
Bữa tiệc có sự tham gia của hơn 100 thanh thiếu niên ở ngoại ô TP Atlanta thuộc bang Georgia - Mỹ biến thành vụ xả súng kinh hoàng khiến ít nhất 8 người thương vong.
Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ xả súng ở ngoại ô Atlanta hôm 4-3 (giờ Mỹ).
Kênh ABC dẫn thông tin từ Văn phòng Cảnh sát trưởng hạt Douglas cho biết vụ xả súng xảy ra vào khoảng 23 giờ tối 4-3 (giờ Mỹ) tại một ngôi nhà ở Douglasville.
"Chúng tôi biết rằng có một bữa tiệc tại gia với hơn 100 thanh thiếu niên tham dự. Một cuộc đối đầu đã xảy ra dẫn đến 2 người chết và 6 người bị thương do trúng đạn. Thông tin rất hạn chế vào thời điểm này" - tuyên bố từ Văn phòng Cảnh sát trưởng hạt Douglas hôm 5-3 (giờ Mỹ).
Không có nghi phạm nào bị bắt ngay lập tức và nguyên nhân khiến xảy ra vụ xả súng vẫn đang được điều tra.
Tên của hai người thiệt mạng chưa được tiết lộ nhưng cha mẹ của những thanh thiếu niên tham dự bữa tiệc đã viết trên Facebook rằng các nạn nhân đã chết là thanh thiếu niên.
"Con tôi bị tổn thương. Bạn bè của con tôi bị tổn thương. Tôi cũng bị tổn thương" - một phụ huynh có con dự buổi tiệc viết trên Facebook.
Nhân chứng Aerial Gardner, sống cạnh ngôi nhà xảy ra vụ nổ súng, nói với ABC rằng cô và gia đình đã nghe thấy tiếng súng và vội vã đi tìm nơi ẩn nấp.
"Các con tôi nằm trên sàn nhà. Chúng sợ hãi" - chị Gardner nói.
Các nhà điều tra cũng từ chối cung cấp tên của 2 người đã chết nhưng nói rằng họ đều dưới 18 tuổi. Cảnh sát kêu gọi các nhân chứng cung cấp thêm thông tin về vụ nổ súng, nguyên nhân vụ nổ súng bắt đầu từ đâu và chuyện gì đã xảy ra trong buổi tiệc đó.
Ẩu đả, 5 người bị bắn trên bãi biển ở Los Angeles
5 người đã bị bắn trong cuộc hỗn chiến xảy ra trên bãi biển ở San Pedro, một khu vực của Los Angeles, bang California - Mỹ vào chiều 4-3 (giờ Mỹ).
Vụ nổ súng xảy ra vào khoảng 17 giờ 45 phút, sau cuộc ẩu đả giữa 2 người đàn ông và một nhóm khác ngay trên bãi biển.
Cảnh sát cho biết 5 người đã bị bắn và 2 nghi phạm sau đó đã bỏ trốn khỏi hiện trường trên chiếc Sedan màu bạc.
"Cả 5 nạn nhân đều bị trúng đạn đang phải nằm viện, trong đó một người đang trong tình trạng nguy kịch" - cảnh sát địa phương nhấn mạnh.
Triều Tiên bày tỏ sự quan ngại với Liên Hợp Quốc (LHQ) về các cuộc tập trận chung của quân đội Mỹ và Hàn Quốc, kêu gọi LHQ can thiệp buộc hai nước ngưng hoạt động này.
Một đám cháy nghiêm trọng đã xảy ra tại trại tị nạn đông người Rohingya ở Bangladesh, khiến hàng nghìn người bị mất nhà cửa.
Ukraine đang khẩn cấp kêu gọi phương Tây gia tăng số đạn dược viện trợ cho họ trong lúc Nga tìm kiếm bước đột phá ở mặt trận phía đông Ukraine, bao gồm TP Bakhmut.
Sáng 5/3, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh sẽ diễn ra kỳ họp thứ nhất Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa 14 (Nhân Đại - tức Quốc hội Trung Quốc khóa 14).
Bạo lực súng đạn tiếp tục là vấn đề nóng hổi tại nước Mỹ trong năm vừa qua. Đây là nguyên nhân dẫn tới rất nhiều trường hợp bị thương hoặc tử vong, để lại hậu quả lớn cho xã hội.
Theo thống kê, tính tới ngày 26/12, đã có tổng cộng 650 vụ xả súng xảy ra trên lãnh thổ nước Mỹ. Bạo lực súng đạn cũng khiến hơn 42.000 người thiệt mạng và làm khoảng 35.000 người khác bị thương. Đáng chú ý, trong số các ca tử vong, có hơn 1500 nạn nhân dưới 17 tuổi. Những con số này giảm nhẹ so với năm 2022, nhưng không đáng kể. Hiện việc tăng cường kiểm soát cũng như quyền sở hữu súng đạn tại Mỹ vẫn đang là một chủ đề tranh luận nóng và được nhiều cử tri quan tâm./.