Hình Ảnh Thăng Long

Hình Ảnh Thăng Long

Top Hà Nội AZ là một website chia sẻ và kết nối cộng đồng yêu quê hương, đồng thời truyền tải thông điệp về sự đa dạng và đẹp mỹ của Hà Nội...  ( Xem thêm → )

CHỤP ẢNH ÁO DÀI – HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

Theo Viện Nghiên cứu kinh thành, cung điện thời Lý có nhiều kiến trúc gỗ lớn - Ảnh: Viện Nghiên cứu kinh thành

Hôm nay, 28-4, tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2011 - 2021), Viện Nghiên cứu kinh thành công bố các thành tựu nghiên cứu trong 10 năm qua. Trong đó, công trình phục dựng 3D giải mã những bí ẩn về hình thái kiến trúc cung điện Thăng Long thời Lý (nay là khu di tích Hoàng thành Thăng Long, số 18 Hoàng Diệu, Hà Nội) gây chú ý ngay cả cho nhiều người trong giới.

Không thua kém cung điện nổi tiếng ở châu Á

Từ năm 2002 đến nay, kết quả khai quật khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long đã phát lộ 53 dấu tích nền móng kiến trúc, 7 móng tường bao, 6 giếng nước. Những dấu tích cho thấy hoàng cung Thăng Long xưa đều là kiến trúc gỗ, mái ngói lợp công phu, tráng lệ.

Tuy nhiên, toàn bộ kiến trúc cung điện vẫn là bí ẩn, đặc biệt là với công chúng. Việc giải mã và phục dựng cung điện Thăng Long là thách thức với các nhà khoa học, bởi lẽ kiến trúc cổ thời Lý, Trần, Lê ở Việt Nam đã bị thất truyền.

Cung điện thời nhà Lý được Viện Nghiên cứu kinh thành phục dựng 3D - Ảnh: Viện Nghiên cứu kinh thành

Từ năm 2011, Viện Nghiên cứu kinh thành bắt đầu nghiên cứu phục dựng bằng công nghệ 3D hoàng cung Thăng Long thời nhà Lý, dựa trên vết tích khảo cổ học, quy mô kiến trúc, tư liệu lịch sử, so sánh với cung điện cổ các nước Á Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Năm 2016, hoàng cung Thăng Long được phục dựng thành công bước đầu.

Video phục dựng 3D hoàng cung Thăng Long và rồng bay thời Lý - Video: Viện Nghiên cứu kinh thành

PGS.TS Bùi Minh Trí - giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh thành - cho biết, viện tiếp tục phục dựng tổng thể kiến trúc khu di tích Hoàng thành Thăng Long để tái hiện đầy đủ về cung điện, lầu gác thời Lý. Đến nay, toàn bộ chi tiết, công trình đã được phục dựng 3D thành công, gồm 64 kiến trúc; 38 cung điện và hành lang; 26 lầu lục giác cùng tường bao, đường đi và cổng ra vào.

Theo ông Trí, hoàng cung thời Lý được quy hoạch bài bản, khoa học, được xây dựng nguy nga với nhiều kiến trúc gỗ lớn, không thua kém cung điện nổi tiếng ở châu Á.

Cung điện có những nét đặc sắc riêng biệt, nhất là mái được trang trí ngói âm dương, ngói ống có diềm gắn hình lá đề.  Bờ rào tường bao lợp ngói nóc, trang trí rồng, phượng.

Đây là điểm đặc biệt khác với cung điện các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Theo PGS Bùi Minh Trí, hoàng cung thời Lý được quy hoạch bài bản, khoa học, được xây dựng nguy nga với nhiều kiến trúc gỗ lớn, không thua kém cung điện nổi tiếng ở châu Á - Ảnh: Viện Nghiên cứu kinh thành

Dấu tích cung điện tại hố khai quật ở Hoàng thành Thăng Long - Ảnh: Viện Nghiên cứu kinh thành

Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online về hình thái kiến trúc cung điện thời Lý vừa được phục dựng liệu có đáng tin cậy về mặt khoa học, PGS.TS Tống Trung Tín - chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam - nói có nhiều chi tiết kiến trúc trong hình ảnh phục dựng có thể khẳng định đúng ngay, nhờ những phát hiện khảo cổ học, nhưng cũng có những chi tiết khác cần phải nghiên cứu thêm.

"Tất cả mới chỉ là bước đầu, vẫn còn cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm", ông Trí nói.

GS.TSKH Lưu Trần Tiêu - thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia - hoan nghênh những nỗ lực phục dựng hoàng cung Thăng Long thời nhà Lý, nhưng đồng thời cho rằng với khoa học thì sự cẩn trọng luôn luôn là cần thiết, Viện Nghiên cứu kinh thành "nên nghiên cứu tiếp".

TTO - Tại phiên họp chiều 23-3, Hội đồng tư vấn quốc gia về tem bưu chính cho biết trong năm 2017 sẽ phát hành ba bộ tem bưu chính, trong đó sẽ có bộ tem “Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Di sản văn hóa thế giới”.

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Isuzu Thăng Long – Sản phẩm khuyến mại đặc biệt