Canada không chỉ nổi tiếng với hệ thống giáo dục chất lượng cao, nền kinh tế phát triển ổn định, thu nhập bình quân đầu người cao, các chính sách xã hội tốt mà nơi đây còn được xem là mảnh đất vàng để định cư, sinh sống nhờ các chính sách du học và định cư cởi mở. Vậy du học Canada có được mang theo người thân không? Điều kiện để gia đình đi theo là gì? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để được giải đáp về vấn đề này.
Việc xin giấy phép lao động cho bạn đời
Sinh viên du học Canada các chương trình fulltime với giấy phép du học còn giá trị có thể giúp chồng/vợ xin giấy phép lao động (work permit). Giấy phép này cho phép chồng/vợ của sinh viên quốc tế làm việc tại Canada và thường nó có giá trị tương đương với thời gian giấy phép du học còn hiệu lực. Để nộp hồ sơ xin giấy phép lao động trong trường hợp này, sinh viên phải tham gia vào các khóa học toàn thời gian và có giấy phép du học còn giá trị tại:
Bên cạnh đó, để làm hồ sơ xin giấy phép lao động, một số giấy tờ khác cần phải chuẩn bị gồm thủ tục chứng minh mối quan hệ của người xin giấy phép lao động với du học sinh; hộ chiếu, giấy tờ, bằng cấp chứng minh công việc liên quan.
Giấy phép lao động này cho phép người sở hữu nó làm việc ở nhiều khu vực việc làm của Canada, chỉ loại trừ một số nghề nghiệp nhất định như công việc trong trường học hoặc bệnh viện.
Giấy phép lao động ngắn hạn - Open Work Permit
Giấy phép lao động ngắn hạn không quy định ngành nghề hay địa điểm làm việc. Vì vậy, người sở hữu giấy phép này có thể tìm kiếm các công việc part-time hay full-time mà không cần giấy LMIA- giấy cho phép chủ lao động người Canada có thể hợp pháp sử dụng lao động nước ngoài.
Giấy phép này có thời hạn ngang bằng với Study Permit. Sau khi du học sinh hoàn thành khóa học, người thân của bạn cũng phải kết thúc công việc để quay về Việt Nam. Tuy nhiên, nếu du học sinh được cấp Post-Graduated Work Permit thì người thân cũng có thể gia hạn hoặc làm mới giấy phép lao động ngắn hạn của họ.
Để xin giấy phép lao động ngắn hạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Giấy tờ và các bằng cấp chứng minh công việc liên quan.
Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa du học sinh và người xin OWP
Form IMM 5488 - Document Checklist
Form IMM 5645 - Family Information
Form IMM 1295 - Application For Work Permit Made Outside of Canada
Giấy phép lao động ngắn hạn thường mất 4 đến 5 tháng để xử lý và có kết quả. Do đó, trong khoảng thời gian này bạn không nên tìm việc làm tại Canada mà nên nộp hồ sơ xin giấy phép lao động ở Việt Nam trước để tiết kiệm thời gian hoặc kịp xử lý nếu hồ sơ của bạn bị từ chối.
Nhập cảnh Canada với visa du lịch
Để nhập cảnh vào Canada, Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch yêu cầu cha mẹ, ông bà, chồng/vợ phải có visa cư trú tạm thời (TRV), ở đây là visa du lịch. Và trong một số trường hợp, người thân phải qua kiểm tra sức khỏe. Visa du lịch gồm visa du lịch 1 lần và visa du lịch nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định. Visa du lịch 1 lần cho phép đến Canada chỉ 1 lần duy nhất và thường có thời hạn tối đa 6 tháng. Trước khi hết hạn nếu muốn ở lại lâu hơn phải gia hạn thêm. Còn khi hết hạn, chủ nhân của nó phải rời khỏi Canada và muốn trở lại phải xin visa du lịch mới. Visa du lịch nhiều lần cho phép đến Canada nhiều lần trước khi visa đó hết hạn. Trên visa sẽ chỉ rõ số lần người thân được phép vào Canada. Người nhập cảnh vào Canada với visa du lịch sẽ bị hạn chế về quyền tham gia lao động.
Các bước nộp đơn xin giấy phép làm việc cho người thân
Đọc bản hướng dẫn một cách cẩn thận trước khi bạn hoàn thành mẫu đơn của mình. Chi phí cho quá trình làm đơn của bạn sẽ không được hoàn trả. Do đó hãy đảm bảo chắc chắn bạn đủ tư cách xin giấy phép làm việc trước khi bạn nộp đơn xin. Hãy giữ bản sao của đơn trống cho hồ sơ của bạn.
Mẫu đơn bao gồm nhiều hướng dẫn. Hãy đọc những hướng dẫn này cẩn thận và đảm bảo chắc chắn rằng bạn cung cấp đầy đủ tài liệu yêu cầu. Nếu tài liệu của bạn bị thiếu, đơn xin của bạn có thể bị trì hoãn.
Trả lời tất cả những câu hỏi cẩn thận, đầy đủ và xác thực. Đơn chưa hoàn thành sẽ không được xử lí. Chúng sẽ được trả lại cho bạn và làm trì hoãn quá trình xin đơn của bạn.
Du học sinh Canada có cơ hội được nhận sự hỗ trợ từ người thân của mình
Đi du học Canada có được mang con theo không
Ngoài bố mẹ, du học sinh có thể mang theo con cái. Có 2 hình thức để cho con đi Canada cùng bạn là đi theo dạng bảo lãnh và đi theo diện du học. Tùy theo lựa chọn của bạn mà điều kiện sẽ khác. Tuy nhiên, con sẽ sống cùng bố mẹ và được học tập tại các trường mầm non, tiểu học hay trung học hoàn toàn miễn phí và không cần xin giấy phép du học. Tuy nhiên, đến tuổi trưởng thành, bố mẹ sẽ phải nộp đơn xin giấy phép du học để có thể tiếp tục học ở Canada. Vì vậy, bạn cần nắm rõ các tiêu chí xác định tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành ở mỗi bang vì mỗi bang của Canada sẽ có những quy định khác nhau. Ví dụ độ tuổi thành niên ở Alberta, Quebec, Manitoba hay Ontario là 18 còn ở British Columbia, Nova Scotia, Nunavut hay Yukon là 19….
Trên đây là một số thông tin về du học Canada có được mang theo người thân không. Hi vọng bài viết này mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, đừng ngần ngại đặt câu hỏi dưới đây để được tư vấn nhé.
Với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học, VNPC đã giúp cho hàng nghìn học sinh Việt Nam thực hiện được ước của mình. Với phương châm “Tận tâm-uy tín-chuyên nghiệp” VNPC luôn mong muốn mang đến những điều tốt nhất cho khách hàng thông qua những thông tin tư vấn du học nhanh chóng, chính xác nhất. Tại VNPC, chúng tôi quan tâm đến yêu cầu cụ thể của từng cá nhân và đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và luôn minh bạch trong mọi vấn đề là điều được các bậc phụ huynh đánh giá cao. Một điểm nổi bật ở VNPC mà khó có trung tâm tư vấn nào có được đó chính là sự đồng hành cùng các học sinh. Không chỉ sát cánh cùng học sinh trước quá trình bay, mà VNPC còn giúp đỡ học sinh trong SUỐT VÀ SAU quá trình du học. Đặc biệt, VNPC còn hỗ trợ các du học sinh tìm việc làm tại nước ngoài. Hãy đến với VNPC để được trải nghiệm các dịch vụ của chúng tôi!
VP Hà Nội: Số 85 Vũ Tông Phan, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
VP TP.HCM: Lầu 6, tòa nhà Lộc Lê, số 454 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TPHCM
VP Đà Nẵng: Số 63 phố Phan Đăng Lưu, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Bạn có bao giờ nghĩ đến việc du học Canada mang gia đình theo cùng? Nếu có, bạn hãy yên tâm rằng mình có thể dẫn theo người thân chồng/vợ, cha mẹ, ông bà đến Canada trong thời gian bạn học tập và làm việc ở đất nước này. “Đoàn tụ gia đình” là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Canada với mong muốn mọi công dân nước ngoài hòa nhập nhanh chóng và có mối quan hệ tốt đẹp nhất với đất nước họ. Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) có chương trình bảo lãnh bạn đời, con cái, cha mẹ và những người thân khác đối với sinh viên có giấy phép học tập tại nước sở tại.
Du học Canada có được mang theo người thân không?
Canada là một trong những quốc gia có chính sách du học và định cư cởi mở nhất, trong đó không thể không nhắc đến chính sách du học mang theo người thân. Với mong muốn công dân nước ngoài có thể sớm hòa nhập với cuộc sống tươi đẹp ở Canada, bộ Di Trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) đã có các chương trình bảo lãnh cha mẹ, vợ chồng, con cái và những người thân khác cho những du học sinh có giấy phép học tập tại quốc gia này.
Theo đó, người thân có thể nộp hồ sơ xin visa visitor hoặc cũng có thể làm việc hợp pháp tại đây nếu xin được giấy phép lao động. Vì vậy, du học sinh hoàn toàn được phép mang gia đình đi cùng khi học tập tại Canada.
Bạn sẽ được mang theo người thân trong các trường hợp sau:
Du học sinh dưới 18 tuổi đang theo học tại các trường tiểu học, trung học công lập được phép mang người giám hộ là cha mẹ hoặc người thân đi cùng. Nếu học sinh có người thân ở Canada thì phải có giấy ủy quyền giám hộ từ cha mẹ.
Nếu du học sinh đã kết hôn và đang theo học toàn thời gian tại các trường cao đẳng, đại học công lập ở Canada thì có thể nộp đơn xin bảo lãnh cho vợ chồng, con cái sang Canada để đoàn tụ.
Người thân không biết tiếng Anh có thể đi cùng không? Nếu người thân của bạn không biết tiếng Anh hoặc biết tiếng Anh nhưng không có chứng chỉ IELTS, TOEIC… thì vẫn có thể đi cùng bạn vì tiếng Anh không phải là điều kiện bắt buộc với người đi cùng. Mà ngược lại đây còn là điểm cộng ưu tiên. Tuy nhiên, việc không biết tiếng Anh sẽ là một rào cản lớn trong việc giao tiếp với những người xung quanh hoặc tìm việc làm sau này.