Chiến Dịch Thay Đổi Logo Của Vinamilk

Chiến Dịch Thay Đổi Logo Của Vinamilk

Logo Vinamilk là một biểu tượng đại diện cho thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam. Với sự chuyển đổi từ dạng phù hiệu sang biểu tượng chữ, logo Vinamilk mang trong mình sự độc đáo và tinh tế. Cùng tìm hiểu về ý nghĩa của logo Vinamilk qua bài viết sau cùng MemoryZone nhé!

Hướng dẫn tạo logo tên bạn theo phong cách logo Vinamilk

Bước 1: Truy cập vào trang tạo logo VInamilk

Màn hình chính của trang tạo logo Vinamilk

Bước 2: Điền tên và năm sinh vào 2 ô trên giao diện website

Điền tên và năm sinh bất kì mà bạn thích vào ô trống

Hoàn tất bước tạo logo Vinamilk

Tổng kết lại, qua quá trình rebranding, logo Vinamilk đã thể hiện tinh thần táo bạo, quyết tâm và khẳng định sự phát triển của thương hiệu sau hơn 5 thập kỷ tồn tại trên thị trường. Logo Vinamilk không chỉ đại diện cho chất lượng và uy tín, mà còn là một biểu tượng mang ý nghĩa văn hóa và giá trị Việt Nam.

MemoryZone - đơn vị cung cấp thiết bị công nghệ hàng đầu từ các thương hiệu lớn trên thế giới. Hãy đến MemoryZone để lựa chọn đa dạng các sản phẩm từ điện thoại di động, máy tính xách tay, đồng hồ thông minh cho đến thiết bị đeo công nghệ và nhiều hơn nữa. Hãy truy cập ngay website và Fanpage MemoryZone để cập nhật liên tục tin khuyến mãi và tin tức mới nhất về công nghệ bạn nhé.

Doanh nghiệp sữa có lịch sử 47 năm hình thành và phát triển như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - mã chứng khoán: VNM) vừa công bố thay đổi nhận diện thương hiệu (logo) được khoảng một tuần.

Trong suốt thời gian đó, chủ đề về logo của hãng sữa này được bàn luận râm ran trên mạng xã hội, các diễn đàn về thương hiệu. Thậm chí, sức "nóng" còn lan sang sàn chứng khoán.

Logo mới của Vinamilk được công bố gần đây (Ảnh: VNM).

Doanh nghiệp cho biết 55 người đến từ 10 quốc gia khác nhau là đội ngũ thực hiện logo. Nghiên cứu và thiết kế được tiến hành trong 12 tháng.

Ngay khi logo mới được công bố, mạng xã hội xuất hiện nhiều ý kiến khen, chê trái chiều. Người thì cho rằng logo mới đẹp, hài hòa, hiện đại với xu hướng đơn sắc theo kịp sự phát triển của thế giới. Ý kiến khác lại bày tỏ sự thích thú với logo cũ về sự quen thuộc, hài hòa màu sắc và tiếc nuối nếu nó mất đi.

Cuộc tranh luận chưa ngã ngũ thì trào lưu tạo ảnh đại diện facebook theo phong cách logo Vinamilk lại bùng nổ. Xu hướng này đang "phủ xanh" mạng xã hội chỉ sau một vài ngày ra mắt.

Logo mới cũng "phủ xanh" giá cổ phiếu VNM trên sàn chứng khoán trong 5 phiên liên tiếp gần nhất và chưa thể khẳng định đã có dấu hiệu dừng lại.

Phiên ngày 6/7 (ngày công bố thay đổi logo), giá mỗi cổ phiếu đã tăng 700 đồng lên 70.500 đồng. Chốt phiên ngày 12/7, mức giá đã tăng lên 73.500 đồng/cổ phiếu. Qua 5 phiên, giá giao dịch VNM đã tăng thêm 3.700 đồng/cổ phiếu, tức khoảng 5%.

Giá trị vốn hóa của doanh nghiệp cũng vọt lên 154.350 tỷ đồng, tăng gần 8.000 tỷ đồng chỉ sau 5 phiên.

Giá cổ phiếu VNM trong 6 tháng gần nhất, trong đó có 5 phiên tăng liên tiếp từ ngày 6/7 (Ảnh: Wichart).

Vinamilk không phải doanh nghiệp đầu tiên thay đổi logo và gây nên những tranh cãi. Trước đó, hàng loạt thương hiệu nổi tiếng cũng từng gặp vấn đề này, như Google, Yahoo, Pepsi hay Viettel...

Trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện Vinamilk thừa nhận có một số quan điểm cho rằng "thương hiệu quốc dân", quen thuộc, phổ biến thì có rủi ro khi thay đổi nhận diện.

Tuy nhiên, việc gì cũng có rủi ro, quan trọng là quản trị rủi ro như thế nào. Trong dự án này, công ty tự tin diện mạo mới sẽ được đón nhận.

Đại diện hãng cho biết để phù hợp với giai đoạn phát triển mới, công ty cần xây dựng định vị thương hiệu mới, làm mục tiêu cho lộ trình phát triển của 5 năm tiếp theo. "Chúng tôi nghĩ đây là thời điểm phù hợp để thực hiện dự án này - như tất cả những lần thay đổi khác của Vinamilk", vị đại diện nói.

Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk, cũng từng chia sẻ việc thay đổi logo nhằm phục vụ cho quá trình tái định vị thương hiệu đã được khởi động từ cách đây hơn 1 năm.

Hiện nay, ngành sữa đang diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt. Báo cáo của Công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương (VietinBank Securities - CTS) tổng hợp thị phần Vinamilk trong năm 2022 là 40%. Một số thương hiệu khác như Friesland Việt Nam, TH True Milk hay Vinasoy thì thấp hơn, tổng thị phần khoảng 36%.

Báo cáo đánh giá Vinamilk có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội địa với sản phẩm sữa đặc, các đối thủ cạnh tranh cũng không tập trung vào mảng này. Tuy nhiên, với sữa tươi, sữa chua và sữa bột, thị phần bị cạnh tranh khốc liệt từ các sản phẩm nhập ngoại và từ chính các hãng sữa trong nước.

Nguyên nhân được cho là các sản phẩm từ công ty khác đa dạng mẫu mã, chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh. Phần khác là thị hiếu người tiêu dùng không quá khắt khe về sự lựa chọn các sản phẩm thay thế cũng như vấn đề về giá.

Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh của Vinamilk cũng là những tên tuổi lớn trên thị trường trong và ngoài nước, đã xây dựng được niềm tin về chất lượng ở thị trường Việt Nam một thời gian dài.

Cùng với sự cạnh tranh của ngành, Vinamilk cũng bị ảnh hưởng từ giá nguyên vật liệu đầu vào bao gồm sữa bột và đường. Điều này phản ánh trực tiếp lên kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2022, khi biên lợi nhuận gộp lần đầu giảm xuống dưới 40% (4 năm trước đều trên 40%).

Trong quý đầu năm, biên lợi nhuận gộp của thương hiệu sữa 47 năm này vẫn chỉ đạt 38,8%, tiếp tục chịu áp lực từ giá nguyên liệu ở mức cao và chi phí sản xuất khác bị ảnh hưởng từ lạm phát tăng cao.

Từ đó, doanh thu công ty giảm nhẹ khoảng 2% đạt 60.075 tỷ đồng, lợi nhuận giảm 19% so với năm trước, đạt 8.578 tỷ đồng. Năm 2022 cũng là năm thứ 2 liên tiếp Vinamilk suy giảm lợi nhuận, về dưới mức 10.000 tỷ đồng.

Phần lớn doanh thu của Vinamilk đến từ thị trường nội địa. Tuy nhiên, với sức mua trong nước suy giảm nên Vinamilk dù là mặt hàng thiết yếu cũng không thể tránh khỏi khó khăn. Công ty vẫn đang tìm kiếm cơ hội tăng doanh thu bằng cách xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, trong đó có thị trường đông dân nhất thế giới là Trung Quốc.

Một vấn đề khác là Vinamilk luôn sẵn sàng đầu tư cho các loại chi phí bán hàng (chi phí dịch vụ khuyến mại, trưng bày, giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ bán hàng; chi phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường) để giữ thị phần. Riêng năm 2022, chi phí này là 12.548 tỷ đồng. Trung bình mỗi ngày, công ty vẫn phải chi 34,8 tỷ đồng.

Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu năm 2022 là 21%, tăng so với năm trước (19%). Nếu công ty cứ tiếp tục muốn kéo thị phần thì chi phí sẽ tăng, "ăn mòn" lợi nhuận. Nếu dừng thực hiện các chính sách khuyến mãi bán hàng, các hãng sữa khác cũng có thể lấy mất thị phần từ Vinamilk. Bài toán này cần lời giải trong tương lai.

Công ty chứng khoán KB Việt Nam cho rằng ngành sữa năm nay sẽ tăng trưởng với tốc độ rất chậm do nhu cầu bị ảnh hưởng bởi sức mua suy yếu. Vinamilk cũng khó giành lại quá nhiều thị phần. Năm 2024, khi nền kinh tế phục hồi, sức mua hồi phục trở lại chính là động lực giúp Vinamilk tăng trưởng tốt hơn.

Các chuyên viên phân tích của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định năm nay,  Vinamilk vẫn tiếp tục gặp thách thức khi mảng tiêu thụ nội địa suy giảm do bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Nỗ lực gia tăng tăng trưởng tại các thị trường xuất khẩu không đủ bù đắp cho thị trường trong nước. Tuy nhiên, VCBS kỳ vọng biên lợi nhuận gộp sẽ tích cực nhờ hưởng lợi từ xu hướng giá nguyên vật liệu đầu vào đã giảm mạnh so với năm trước.

Dự báo này tương đồng với VietinBank Securities khi các chuyên gia đánh giá nửa cuối năm 2023, Vinamilk được hưởng lợi từ việc giá nguyên liệu giảm như giá sữa bột đang ở nền giá thấp của 5 năm, giá đường dự báo giảm 12% do nguồn cung tăng trở lại....

Thay đổi nhận diện thương hiệu chỉ là một trong các chiến lược lớn tại Vinamilk trong bối cảnh mới. Đại diện công ty cho biết công ty sẽ chuyển đổi số ở tất cả lĩnh vực, tiếp cận với người tiêu dùng nhanh hơn để phục vụ một cách nhanh nhất và đầy đủ nhất. Trong lần tái định vị này, hãng sẽ dồn lực để mọi hoạt động kinh doanh có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Một chiếc logo không thể thay đổi tương lai của một doanh nghiệp. Nó chỉ là bước khởi đầu trong hành trình đi tìm và khẳng định những giá trị lớn lao mà doanh nghiệp đề ra.

Với Vinamilk cũng vậy. Phần còn lại phụ thuộc vào chiến lược, bước đi của doanh nghiệp trong việc phát triển, khẳng định giá trị sản phẩm.

Tương lai Vinamilk chính là giải được bài toán "chuyển đổi để vượt qua cái bóng của chính mình" như thông điệp mà bà Mai Kiều Liên gửi tới cổ đông trong đầu năm nay.

Tháng 8 năm 1976, trước yêu cầu bảo vệ biên giới, nhằm tăng cường lực lượng, nâng cao sức chiến đấu, Bộ Tư lệnh Công an nhân dân Vũ trang đã ra quyết định thành lập Đồn 136 Na Lốc (thuộc Công an Vũ trang Lào Cai-tiền thân của Đồn Biên phòng Bản Lầu ngày nay) với trên 20 đồng chí được điều động từ các đơn vị trên tuyến biên phòng huyện Mường Khương và Tiểu khu 66 Công an nhân dân Vũ trang Lào Cai.

Nhớ lại những ngày chiến đấu oanh liệt để bảo vệ biên giới của Tổ quốc, ông Nguyễn Minh Phúc, nguyên là chiến sĩ Đồn 136 Na Lốc (hiện cư trú tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) cho biết: Vào hồi 14 giờ ngày 16/2/1979, trong khi làm nhiệm vụ, Đồn 136 Na Lốc phát hiện một Đại đội địch xâm nhập vào khu vực Đội 4, hợp tác xã Na Lốc, xã Bản Lầu. Giáp mặt với quân địch, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã chiến đấu dũng cảm, buộc chúng phải rút lui về bên kia biên giới…

“Trong những ngày chiến tranh diễn ra ác liệt ở khu vực địa bàn đơn vị đóng quân, Đồn 136 Na Lốc đã đẩy lùi các đợt tấn công của địch. Tuy nhiên, hai đồng chí chỉ huy là Thượng úy Nhạc Văn Công (Đồn trưởng), Thượng úy Nguyễn Thái Chu (Chính trị viên) với hơn 20 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh tại Đồn 136 Na Lốc”, ông Phúc trầm tư kể lại.

Ngày 5/3/1979, chiến tranh kết thúc, Ban Chỉ huy Công an Vũ trang tỉnh Hoàng Liên Sơn chỉ đạo lực lượng vào đưa thi thể của các liệt sĩ về khu vực Khu đồi Pháp (giáp cầu Trắng xã Bản Lầu) để mai táng cho các liệt sĩ Trung đoàn 254 và cán bộ lâm sinh thuộc Lâm trường xã Bản Lầu.

Năm 1992, nghĩa trang liệt sĩ xã Bản Lầu được xây dựng quy mô. Phần mộ của các liệt sĩ được quy tập về an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ Bản Lầu. Trong quá trình di chuyển có 7 phần mộ bị thất lạc thông tin (mộ vô danh), trong đó có phần mộ của Đồn trưởng Nhạc Văn Công.

“Sau nhiều năm tháng kiếm tìm, với sự đồng lòng thống nhất của Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Bản Lầu, bằng phương pháp giám định AND, chúng tôi đã tìm được phần mộ chí của liệt sĩ Nhạc Văn Công. Ngày 12/12/2018 vừa qua, tại buổi Lễ tri ân các Anh hùng liệt sĩ, thông tin về liệt sĩ Nhạc Văn Công đã được điền đầy đủ trên phần mộ số 5, hàng số 8, lô 1, Nghĩa trang Liệt sĩ Bản Lầu”, Thượng tá Thiệu chia sẻ.

Đổi thay vùng đất chiến trường xưa

40 năm đã trôi qua, kể từ ngày cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc kết thúc, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc đã bắt tay hợp tác cùng nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Trong đó, mô hình “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” trên tuyến biên giới Việt-Trung đang là minh chứng rõ nét cho chủ trương này.

Thôn Cốc Phương, xã Bản Lầu là nơi ghi dấu điểm kết nghĩa đầu tiên trên tuyến biên giới Việt-Trung và cũng là một điểm sáng trong thực hiện Kết nghĩa Thôn-bản hai bên biên giới. Ông Thào Sẩu, Người có uy tín ở thôn Cốc Phương cho biết: Từ khi thực hiện kết nghĩa (tháng 8/2013) giữa thôn Cốc Phương và tổ Tam Bình Bá (thôn Long Bảo, thị trấn Nam Khê, huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bà con nhân dân hai bên biên giới coi nhau như người trong nhà, tình hữu hảo anh em, dòng họ được thắt chặt hơn. Đặc biệt, nhân dân hai bên thường xuyên động viên nhau tự giác chấp hành các Quy chế (Quy chế hay Quy ước) biên giới, khi xảy ra vụ việc liên quan, cùng ngồi lại với nhau để thỏa thuận, giải quyết trên tinh thần xây dựng và hợp tác; vừa giữ được tình làng nghĩa xóm, vừa thắt chặt hơn mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị hai bên.

“Sau khi kết nghĩa, việc trao đổi hàng hóa giữa nhân dân hai bên diễn ra thuận lợi hơn trước. Bên bạn hỗ trợ nhiều trong trồng trọt, chuyển giao kỹ thuật, cung cấp các loại giống cây trồng như dứa, chuối... Bà con mình làm ra sản phẩm được phía bạn nhận bao tiêu đầu ra nên yên tâm sản xuất. Nhờ có sự đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế mà giờ đây cả thôn Cốc Phương có 45 hộ với 256 khẩu thì hiện chỉ còn 2 hộ nghèo, số hộ khá, giàu chiếm trên 70%. Đời sống người dân được nâng lên, tình hình an ninh trật tự, tệ nạn xã hội cũng không còn, người dân nhiệt tình tham gia cùng với bộ đội biên phòng bảo vệ đường biên, mốc giới”, ông Sẩu tâm sự.

Biên giới bình yên, bà con nhân dân an tâm phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo. Xã Bản Lầu hiện nay được coi là “vựa” chuối, dứa của tỉnh Lào Cai, hiện toàn xã có 700ha dứa, gần 800ha chuối, hàng năm từ việc xuất bán chuối, dứa qua biên giới giúp cho đồng bào các dân tộc nơi đây thu về gần 2 trăm tỷ đồng. Nhờ đó, đời sống người dân cũng từng bước được cải thiện; nếu như năm 2015 (thời điểm Bản Lầu đạt xã nông thôn mới), tỷ lệ hộ nghèo toàn xã còn 11,5% thì hết năm 2018 con số này chỉ còn 0,65%.