Ceo Có Lương Hưu Cao Nhất Việt Nam Là Ái

Ceo Có Lương Hưu Cao Nhất Việt Nam Là Ái

Theo thông tin từ hãng hàng không Vietjet Air, bà Nguyễn Thị Phương Thảo hiện đang nhận mức lương là 2,66 tỷ đồng/năm. Mức lương này của bà Nguyễn Thị Phương Thảo là cao nhất trong số dàn lãnh đạo của hãng hàng không Vietjet Air, cao hơn cả bà Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị. Bà Hà hiện nhận thù lao 1,27 tỷ đồng/năm. Còn các Phó Tổng giám đốc khác của Vietjet Air nhận mức lương từ 1,4 - 1,7 tỷ đồng/năm.

CÓ DOANH NGHIỆP TÁCH THÀNH 100 KHOẢN PHỤ CẤP, PHÚC LỢI ĐỂ "NÉ" ĐÓNG BẢO HIỂM

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện Việt Nam theo mô hình tính mức hưởng trước nên mức đóng luôn phải đuổi theo, nhằm cân đối độ bền của Quỹ hưu trí tử tuất, các hiệp hội đang so sánh với nhiều nước có mô hình đóng - hưởng bảo hiểm xã hội không tương đồng với nước ta.

Tỷ lệ đóng cao và tỷ lệ hưởng cao, nhưng lương hưu thực tế của người lao động lại thấp. Năm 2022, mức lương hưu bình quân hằng tháng chỉ đạt 5,4 triệu đồng do nguyên nhân là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội rất thấp. Thống kê năm 2022, tiền lương làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội của người lao động chỉ đạt 5,7 triệu đồng/tháng.

Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định từ năm 2018 trở đi, tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội gồm tổng mức lương, phụ cấp lương và khoản bổ sung khác ổn định, thường xuyên được ghi trong hợp đồng lao động, nhằm từng bước tiệm cận tiền lương, thu nhập thực tế của lao động.

Tuy nhiên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, thực tế nhiều doanh nghiệp thực thi không đầy đủ, tách thu nhập của người lao động thành nhiều khoản phụ cấp, trợ cấp để không phải tính đóng bảo hiểm xã hội.

Nhiều doanh nghiệp tồn tại ba loại thu nhập: Loại làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, loại để quyết toán và thu nhập thực tế.

“Có doanh nghiệp chia ra hơn 100 loại phụ cấp lẫn phúc lợi và cơ quan Bảo hiểm xã hội không đủ cơ sở pháp lý để yêu cầu doanh nghiệp tính đóng bảo hiểm xã hội”, Bảo hiểm xã hội Việt Nam lý giải.

Về nguyên tắc mức hưởng chế độ hưu trí được xác định trên hai yếu tố là thời gian đóng (để tính ra tỷ lệ hưởng), và mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Vì vậy, hiện dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất điều chỉnh giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, để nhiều người lao động được hưởng lương hưu hơn.

Tuy nhiên, dự thảo Luật không đề xuất việc tăng mức đóng, cũng như không đề xuất giảm tỷ lệ hưởng lương hưu để bù đắp việc giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội đối với các trường hợp này.

Do đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, việc các doanh nghiệp đặt vấn đề giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội, đồng nghĩa với việc phải xem xét giảm tỷ lệ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (tỷ lệ hưởng lương hưu).

Từ đó, dẫn đến giá trị thực mức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ thấp hơn so với thời gian đóng tối thiểu 20 năm. Vì thế không phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tiễn của Việt Nam.

Từ những so sánh nêu trên cho thấy rất khó để đánh giá mức đóng bảo hiểm xã hội của Việt Nam là cao hay thấp so với các quốc gia khác.

“Việc đánh giá tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội cần được xem xét gắn với mô hình bảo hiểm xã hội tại mỗi nước, mối quan hệ giữa mức đóng với quyền lợi hưởng các chế độ, các yếu tố kinh tế vĩ mô, như sự phát triển kinh tế, GDP bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế, sự phát triển của thị trường lao động, chi phí lao động”, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin.

Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là ai? Bao nhiêu?

Theo thống kê của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại mức hưởng lương hưu cao nhất ở Việt Nam của người lao động là hơn 140 triệu đồng/tháng tính đến tháng 8/2023, sau nhiều lần được điều chỉnh lương hưu.

Cụ thể, đó là mức lương hưu của ông P.P.N.T sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông T được xác định là người có mức lương hưu cao nhất Việt Nam vào thời điểm hiện tại. Ông T nghỉ hưu vào tháng 04/2015 với lương hưu hơn 87 triệu đồng/tháng. Thời điểm nghỉ hưu, ông T đã có trên 23 năm đóng bảo hiểm xã hội.

THẬN TRỌNG KHI SO SÁNH MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC

Trước đó, 13 hiệp hội doanh nghiệp đề nghị đưa tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động về mức đóng của năm 2009. Tức là người lao động đóng 5%, người sử dụng lao động đóng 15%, tổng là 20%.

Về kiến nghị này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, mức đóng bảo hiểm xã hội (tỷ lệ đóng và mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội) được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, toàn diện trong các mối quan hệ như: Tương quan, phù hợp với mức hưởng; giá trị thực tế của mức đóng, mức hưởng; giữa thời gian đóng - hưởng, mức độ bao phủ của các chế độ; nguyên tắc chia sẻ chủ yếu đối với các chế độ ngắn hạn.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội chỉ được cân nhắc điều chỉnh tăng có lộ trình trong Luật bảo hiểm xã hội 2007. Từ Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đến dự thảo Luật (sửa đổi) hiện nay đều không xem xét đến vấn đề này, để đảm bảo tính ổn định, bền vững.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam tương đương một số nước như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia…, nhưng tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa ở Việt Nam cao nhất trong khu vực, thậm chí cao nhất trên thế giới.

Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành, tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75% tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam.

Như vậy, hiện nay tỷ lệ tích lũy, tức tỷ lệ hưởng lương hưu tương ứng với một năm đóng bảo hiểm xã hội của Việt Nam bình quân là 2,14% đối với nam và 2,5% đối với nữ, trong khi các nước như Trung Quốc và Hàn Quốc tỷ lệ này chỉ là 1%; bình quân của thế giới cũng chỉ khoảng 1,7%.

Liên quan đến vấn đề này, bà Ingrid Christensen, Giám đốc Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, cho biết, không tính bảo hiểm y tế thì tổng mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội của Việt Nam là 27,5% tiền lương tháng.

Theo bà, đây là mức tương đồng các quốc gia thiết kế hệ thống bảo hiểm xã hội cung cấp các chế độ an sinh tương tự như Việt Nam. Một số nước có mức đóng thấp hơn nhưng đồng thời các chế độ hệ thống cung cấp ít hơn rất nhiều. Nếu không đóng góp vào quỹ, chủ sử dụng lao động phải chi trả một số chế độ cho người lao động khi gặp rủi ro.

Ví dụ, Malaysia với mức đóng 26,7%, chỉ thấp hơn Việt Nam 0,8% nhưng chế độ ốm đau, thai sản do người sử dụng lao động trực tiếp chi trả. Hoặc ở một số nước khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải chi trả. Tuy nhiên, việc để người sử dụng lao động chi trả sẽ khó giám sát, đánh giá, thậm chí xảy ra tranh chấp, khiếu kiện.

Giám đốc ILO Việt Nam cho rằng, theo một số tiêu chuẩn lao động quốc tế, các chế độ này tốt nhất nên được chi trả qua hệ thống đảm bảo sự chia sẻ và minh bạch.

Tại Việt Nam, tất cả chế độ an sinh đều được chi trả qua hệ thống Bảo hiểm xã hội và được Chính phủ, Quốc hội, xã hội giám sát. Do đó ILO lưu ý cần hết sức cẩn trọng khi so sánh mức đóng.

Điều kiện và thời điểm người lao động hưởng lương hưu

Về thời điểm hưởng lương hưu, theo quy định tại Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13, người lao động được hưởng lương hưu khi người lao động thuộc các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Đối với những người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc các trường hợp sau đây thì được hưởng lương hưu từ thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do doanh nghiệp lập khi người lao động đó đã đủ các điều kiện hưởng lương hưu:

Người làm việc cho doanh nghiệp theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn, hợp đồng mùa vụ hoặc hợp đồng theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng (bao gồm cả hợp đồng được ký kết giữa doanh nghiệp với người đại diện của người lao động chưa đủ 15 tuổi);

Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Cán bộ, công chức và viên chức;

Công nhân quốc phòng, công an và những người làm các công tác khác trong các tổ chức cơ yếu;

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an, người làm các công tác cơ yếu và hưởng lương như quân nhân;

Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang học và được hưởng sinh hoạt phí;

Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Trường hợp 2: Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc đối tượng là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã có hưởng lương thì được hưởng lương hưu từ tháng liền kề khi người lao động đó đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp 3: Đối với người lao động thuộc trường hợp là người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu vào thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đó đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Về điều kiện hưởng lương hưu, Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:

Người lao động thuộc các trường hợp nêu trên (trừ trường hợp là sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội, công an) khi nghỉ việc mà có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu đáp ứng điều sau đây:

Đủ tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 (Vào năm 2024, tuổi nghỉ hưu của người lao động nữ là 56 tuổi 04 tháng và nam là 61 tuổi);

Đủ tuổi (trường hợp nghỉ hưu trước tuổi nhưng không quá 05 năm) và có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (kể cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên trước 01/01/2021);

Có tuổi thấp hơn nhiều nhất 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong các hầm lò;

Người lao động bị nhiễm bệnh HIV do tai nạn nghề nghiệp.

Người lao động trường hợp là sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội, công an nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi đáp ứng điều kiện sau đây:

Có tuổi thấp hơn nhiều nhất 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu;

Có tuổi thấp hơn nhiều nhất 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong trường hợp nghỉ hưu sớm và có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (kể cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên trước 01/01/2021);

Người lao động bị nhiễm bệnh HIV do tai nạn nghề nghiệp.

Người lao động nữ là công chức xã, cán bộ hoặc hoạt động không chuyên trách ở xã khi nghỉ việc có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu thì được hưởng lương hưu.