👍 CRS VINA là đơn vị tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động hàng đầu và uy tín.
Hình thức và thời gian huấn luyện an toàn lao động làm việc trên cao
Huấn luyện an toàn lao động làm việc trên cao khi:
🔹 Huấn luyện lần đầu: đối với người lao động mới được tuyển dụng. Thời gian huấn luyện ít nhất 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
🔹 Huấn luyện định kỳ: Huấn luyện định kỳ 02 năm/lần cho người lao động. Thời gian huấn luyện 12 giờ, bằng một nửa thời gian huấn luyện lần đầu.
🔹 Huấn luyện lại. Được thực hiện khi có sự thay đổi phương án thi công, cơ sở vật chất. Khi thay đổi vị trí làm việc. Khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên và đi làm lại. Thời gian huấn luyện là 12 giờ.
Hoạt động huấn luyện an toàn lao động làm việc trên cao
Huấn luyện an toàn lao động làm việc trên cao
Huấn luyện an toàn lao động làm việc trên cao
Làm việc trên cao là các công việc được thực hiện bên ngoài hệ thống lan can bảo vệ có độ cao so với mặt sàn, hay mặt đất từ 02m trở lên. Những vị trí làm việc này có thể xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng.
Người làm việc trên cao cần đáp ứng đủ các yêu cầu về sức khỏe cũng nư được đào tạo, huấn luyện về kỹ năng làm việc trên cao. Và có thẻ an toàn lao động liên quan đi kèm.
Môi trường làm việc trên cao cực kỳ nguy hiểm, nguy cơ xảy ra tai nạn lao động có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Và thiệt hại cũng không hề nhỏ đối với người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy, người làm việc trên cao cần phải được huấn luyện an toàn lao động.
Huấn luyện an toàn lao động làm việc trên cao cho người lao động là việc làm bắt buộc mà người sử dụng lao động phải thực hiện. Chỉ những người lao động đã qua lớp huấn luyện an toàn lao động làm việc trên cao mới được phép làm nhóm công việc này.
Quý khách có nhu cầu thực hiện huấn luyện an toàn lao động làm việc trên cao, vui lòng liên hệ 0903.980.538 (Mrs.Lan Anh) để được tư vấn.
Nội dung huấn luyện an toàn lao động làm việc trên cao
Nghị định số 44/2016/NĐ-CP quy định khung huấn luyện an toàn cho người lao động làm việc trên cao. Chương trình huấn luyện phải đảm bảo:
🔸 Giới thiệu hệ thống chính sách Pháp luật về An toàn vệ sinh lao động
🔸 Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động
🔸 Hệ thống thông tin liên lạc, biển báo cũng như hệ thống tổ chức nhân sự khi làm việc trên cao, trên công trường xây dựng.
🔸 Các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao
🔸 Trang thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc trên cao. Tính năng, cách sử dụng, phương pháp kiểm tra và bảo quản.
🔸 Các yếu tố nguy hiểm khi làm việc trên cao. Cách nhận diện và các biện pháp phòng tránh.
🔸 Các nguyên tắc lắp dựng giàn giáo, thang dây và thang cố định. Phương pháp kiểm tra.
🔸 Các nguyên tắc di chuyển và làm việc trên cao. Phương pháp vận chuyển vật tư, dụng cụ làm việc
🔸 Các vấn đề về môi trường làm việc. Các chế độ nghỉ ngơi
🔸 Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát an toàn lao động.
🔸 Quy trình ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra sự cố
🔸 Phương pháp sơ cứu y tế, cấp cứu người bị tai nạn.
Nội quy kỷ luật và an toàn lao động khi làm việc trên cao
▪️ Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã quy định
▪️ Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến quy định. Cấm leo trèo để lên xuống ở vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, xà, dàn mái và các kết cấu đang thi công khác.
▪️ Lên xuống ở vị trí trên cao phải có thang bắc vững chắc. Không được mang vác vật nặng, cồng kềnh khi lên xuống thang.
▪️ Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn, qua cửa sổ.
▪️ Không được đi dép lê, đi giày có đế dễ trượt
▪️ Trước và trong thời gian làm việc trên cao không được uống rượu, bia, hút thuốc lào
▪️ Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề, cấm vứt ném dụng cụ, đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống.
▪️ Lúc trời tối, mưa to, giông bão, hoặc có gió mạnh từ cấp 5 trở lên không được phép làm việc trên giàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ, mái, nhà 2 tầng trở lên,..
▪️ Trước khi bắt tay vào làm việc trên cao, phải kiểm tra sơ bộ tình trạng giàn giáo, sàn thao tác, lan lan an toàn, thang,…. Kiểm tra chất lượng các phương tiện bảo vệ cá nhân là thiết bị bảo hộ lao động. Nếu có sai xót, khuyết điểm cần phải có biện pháp sửa chữa hoặc thay thế mới được tiếp tục sử dụng.
CÁC QUY TẮC AN TOÀN KHI LAO ĐỘNG TRÊN CAO
Quy tắc đầu tiên, luôn phải đeo dây an toàn trong mọi tình huống. Dây an toàn phải được mua từ các hãng có thương hiệu uy tín. Dây đeo an toàn cần phải để nơi khô ráo thoáng mát, bảo quản đúng quy tắc. Mỗi công nhân cần một dây an toàn phù hợp, hạn chế dùng chung dây an toàn. Trước khi sử dụng dây an toàn để làm việc trên cao cần phải kiểm tra kỹ càng. Dây dùng lâu ngày chất lượng sẽ bị giảm cần thay thế dây mới.
Quy tắc tiếp xúc ba điểm "cả hai chân bằng một tay hoặc cả hai tay bằng một chân" luôn quan sát xung quanh trước khi di chuyển. Làm việc trên cao là một công việc rất nguy hiểm mang tính rủi ro cao nếu chúng ta không chú ý đến an toàn lao động khi làm việc trên cao.
Phải định kỳ huấn luyện an toàn lao động khi làm việc trên cao cho công nhân, người lao động để mọi người luôn tuân thủ quy tắc và có kỹ năng làm việc trên cao, hạn chế thấp nhất rủi ro.
Ngày nay các tòa nhà cao tầng mọc lên rất nhiều ở khắp các thành phố trên cả nước, kéo theo đó là công việc lau kính, sơn sửa các tòa nhà. Công việc này luôn làm việc ở độ cao và yêu cầu
Không được sử dụng rượu bia, chất kích thích trong quá trình làm việc trên cao. Luôn giữ cho tinh thần tỉnh táo, thoải mái khi làm việc trên cao.
Việc tránh té ngã bắt đầu bằng một ý thức tỉnh táo về những nguy hiểm thường xảy ra khi làm việc trên cao. Thông thường cho rằng bất kỳ ai tiếp cận nơi làm việc của họ với sự hiểu biết rằng họ có thể bị thương hoặc thiệt mạng sẽ có nhiều khả năng thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để ngăn ngừa - hoặc sống sót an toàn - bị ngã.
KHUNG ĐÀO TẠO VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG NHÓM 3
I Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
1 Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2 Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
3 Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
II Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
1 Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.
2 Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.
3 Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
4 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
5 Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
III Nội dung huấn luyện chuyên ngành
Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
IV Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện